1. Google làm việc theo cơ chế nào?
Trước khi tìm hiểu về từ khóa (keyword) và nghiên cứu từ khóa (keyword reasearch), hãy cùng khám phá cách thức mà Google làm việc để hình dung được làm thế nào mà website của chúng ta có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Cơ chế của Google Search Engine có thể được hiểu tóm tắt như sau:
Search Engine của Google được tạo ra dựa trên các thuật toán và sẽ tìm kiếm theo các quy tắc, định hướng được truy vấn. Công cụ tìm kiếm này bao gồm 3 bộ phận chính, đó là:
Thu thập dữ liệu/thông tin:
Đây là quá trình mà Google bot (hay còn được giới SEO gọi là Google Spider, Con bọn tìm kiếm, nhện tìm kiếm,…) đi “rong ruổi” trên mạng internet để phát hiện ra các nội dung mới và cập nhật thêm vào chỉ mục của Google. Trong quá trình này, Google Bot sẽ tìm kiếm nội dung mới và loại bỏ những link website không còn tồn tại.
Lập chỉ mục (Index):
Từ các dữ liệu thu thập được, Google Bot sẽ xử lý những thông tin đã thu thập được và xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, từ khóa, trang, địa chỉ web liên quan đến 1 lĩnh vực nào đó.
Phân phối kết quả, xếp hạng (rank):
Sau khi lập chỉ mục, Google sẽ xử lý, tính toán và đưa ra các kết quả xếp hạng trang web dựa trên tính hữu ích với truy vấn của người dùng. Có đến 200 yếu tố khác nhau được Google sử dụng để xếp hạng website.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức Google Engine hoạt động qua clip dưới đây của Matt Cutts:
2. Từ khóa là gì?
Từ khóa (keyword) là một từ hoặc một cụm từ để thể hiện một đối tượng, chủ đề, khái niệm, sản phẩm, dịch vụ,… cụ thể nào đó. Khi người dùng cần tìm kiếm thông tin, họ chỉ cần gõ từ/cụm từ đó trên công cụ tìm kiếm thì sẽ lập tức nhận được các địa chỉ web có chứa từ khóa tương ứng.
Đối với các SEOER thì từ khóa (keyword) chính là các từ hoặc cụm từ mà họ muốn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
3. Các loại từ khóa
Cơ bản có 2 loại từ khóa là: từ khóa dài (long tail) và từ khóa ngắn (fat head).
Từ khóa ngắn (fat head):
Là những từ/cụm từ ngắn thường chỉ gồm 2-3 từ ghép lại để tạo thành 1 ý có nghĩa (vd: dịch vụ marketing, quảng cáo, thiết kế website, du lịch…). Từ khóa ngắn thường có độ cạnh tranh rất cao nên khó SEO lên Top, đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn, chi phí đầu tư lớn và tốn nhiều thời gian.
Từ khóa dài (long tail):
Là những cụm từ dài thường gồm 4 từ trở lên. Từ khóa dài thường sẽ là từ khóa mở rộng của từ khóa ngắn (vd: dịch vụ marketing tại Hồ Chí Minh, quảng cáo Hồ Chí Minh, du lịch đi Đà Lạt,…). Từ khóa dài có phạm vi bao quát thấp nhưng dễ dàng SEO lên top hơn, chi phí đầu tư thấp, chiến lược ngắn hạn và được thực hiện trong thời gian ngắn.
Qua chu kỳ từ 6-12 tháng thì Long Tail keyword sẽ dần trở thành Fat Head.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem giữa Long Tail và Fat Head thì loại từ khóa nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Để tìm ra câu trả lời, hãy cùng Levica “nghía” qua 2 biểu đồ thống kê của Moz.com – Công ty SEO hàng đầu thế giới nhé!
Từ 2 biểu đồ trên, ta có thể thấy Long Tail Keyword là loại từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Để lý giải điều này cũng hết sức đơn giản. Hãy thử tưởng tượng: Bạn trót làm bà xã giận và muốn mua một chiếc iphone 6s để dỗ ngọt lại nàng. Vậy bạn sẽ gõ Google cụm từ gì: “iphone 6s” hay “iphone 6s tại Hồ Chí Minh”? Chắc chắn cụm từ càng chi tiết thì khả năng tìm được điều bạn mong muốn càng cao, đúng không? Đây cũng là suy nghĩ của đại đa số mọi người. Do đó, long tail keyword luôn chiếm được ưu thế hơn trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và đại diện cho hành vi tìm kiếm của người dùng.
4. Nghiên cứu từ khóa có quan trọng không?
Nghiên cứu từ khóa đương nhiên là… RẤT QUAN TRỌNG!!!
Lý do tại sao ư? Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên trong SEO. Nếu bạn chọn sai từ khóa thì tất nhiên mục tiêu chiến lược SEO của bạn cũng sẽ sai theo. Dù tiêu tốn rất nhiều thời gian, ngân sách thì cuối cùng bạn vẫn không có được vị trí xếp hạng mong muốn trong lĩnh vực thật sự cần thiết. Ngược lại, nếu chọn được từ khóa chính xác thì không những website của bạn sẽ có được thứ hạng tốt trên bảng xếp hạng Google mà còn giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi.
5. Nghiên cứu từ khóa thế nào?
Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần đảm bảo từ khóa mình tìm sẽ có các yếu tố: cạnh tranh thấp, số lượng tìm kiếm ở mức ổn định và tỷ lệ chuyển đổi cao.
Levica sẽ giúp bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn thông qua 5 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Phân tích, tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ/dự án… dựa trên khảo sát thực tế
Để thực hiện bước này, bạn cần:
Tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của công ty mình và hành vi, nhu cầu của người dùng thì mới có thể tìm ra những keyword mang lại giá trị thật sự.
Xác định mục đích mà bạn muốn khi thực hiện chiến dịch SEO (tăng lượng truy cập, tăng nhận biết, tăng doanh thu bán hàng,…).
Dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tìm ra các danh sách từ khóa phù hợp. Có thể hỏi ý kiến của khách hàng, bạn bè hoặc người thân về sản phẩm/dịch vụ để tìm thêm từ khóa.
Bước 2: Thu thập các từ khóa bằng công cụ hỗ trợ
Ở bước ngày bạn cần làm một bảng tổng hợp các từ khóa dựa trên các công cụ hỗ trợ để tăng độ chính xác và hiệu quả hơn. Một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng:
+ Google Suggest (Google Search Box):
Khi người dùng nhập vào 1 hoặc 2 từ nào đó trong ô tìm kiếm thì lập tức Google sẽ đưa ra 1 list các từ khóa dài để gợi ý. Đây là danh sách các từ khóa thường xuyên được tìm kiếm. Bạn có thể tận dụng chúng để xây dựng các từ khóa cho mình.
+ Google Keyword Planner:
Google Keyword Planner là một phần của Google Adword và là công cụ nghiên cứu từ khóa hoàn toàn miễn phí. Nó sẽ giúp bạn biết được lượt tìm kiếm của từ khóa, mức độ cạnh tranh và số lần tìm kiếm trung bình mỗi tháng. Đồng thời, Google Keywords Planner cũng sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan tới từ khóa chính.
Đây là một công cụ hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho các Seoer. Nó có chức năng tương tự như Google Keyword Planner nhưng giao diện thì dễ dàng sử dụng hơn nhiều.
+ Google Trend:
Công cụ này không chỉ đưa ra gợi ý về từ khóa đang Hot mà còn đánh giá được xu hướng tiếp theo của từ khóa đó. Điều này sẽ giúp các Seoer biết được “số phận” các keyword sẽ đi về đâu trong tương lai và từ đó có chiến dịch phù hợp.
Bước 4: Kiểm tra độ khó của từ khóa
Việc kiểm tra độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn biết được ngọn núi mà mình sắp phải vượt qua cao bao nhiêu để chuẩn bị hành trang và lộ phí đầy đủ. Để biết được từ khóa khó thế nào, có thể dựa vào các chỉ số tìm kiếm hàng tháng của Google Keyword Planer.
100 -> 1000: Độ khó bình thường
1000 -> 10.000: Độ khó tương đối
10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao
Ngoài ra bạn cũng hãy chú ý chỉ số canh tranh “Thấp”, “Trung bình” hoặc “Cao” mà Google Keyword Planner cung cấp.
Bước 5: Phân loại và hoàn thiện bộ từ khóa
Ở bước này, bạn hãy tổng hợp lại tất cả các từ khóa “sáng nhất” và tiến hành phân loại, sắp xếp thành những nhóm keyword theo thứ tự ưu tiên từ có tỷ lệ chuyển đổi cao đến thấp.
6. Quy tắc để chọn từ khóa dài hiệu quả
Có 1 công thức khá đơn giản và tiện dụng để bạn nghĩ ra những từ khóa dài hiệu quả, đó là:
Keyword – Từ khóa chính cho sản phẩm/ dịch vụ cần SEO.
Brand – Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ.
Adjective – Tính chất
Target Audience – Đối tượng
Local – Địa điểm
Dưới đây là ví dụ cụ thể để giúp bạn hình dung rõ hơn:
Ví dụ muốn SEO cho 1 website về giày cao gót, bạn sẽ cần 1 từ khóa có các yếu tố sau:
Keyword: Giày cao gót
Brand: Valentino/ Miu Miu/ DKNY/ D&G
Adjective: cao cấp/ chính hãng/ thời trang/ đẹp/ giá tốt….
Target Audience: cho tuổi teen/ cho phụ nữ 30/….
Local: tại TP Hồ Chí Minh/ Hà Nội/ Đà Nẵng,…
Tiếp đến, chỉ cần thực hiện một phép tổ hợp đơn giản, bạn đã có ngay trong tay 1 danh sách những long tail keyword với tỷ lệ chuyển đổi cao như: giày cao gót valentino cao cấp cho phụ nữ 30 Hà Nội, giày cao gót Miu Miu chính hãng cho phụ nữ 30 Hà Nội,….
Tóm lại, nghiên cứu từ khóa là một “công trình” đòi hỏi nhiều tâm sức và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên đừng nên vì lười nhác mà bỏ qua giai đoạn này. Bạn sẽ cảm thấy mọi “cống hiến” là xứng đáng khi website được “rạng danh” trên bảng vàng của Google.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã “lận lưng” được cho mình kha khá kiến thức về nghiên cứu từ khóa. Chúc bạn thành công!
0 nhận xét: