Trong quá trình làm việc có rất nhiều quy tắc và cung cách ứng xử giữa đồng nghiệp và cấp trên mà bạn phải tự mình nhận ra và có kinh nghiệm riêng cho bản thân.
1. Mới làm việc, lương bổng không quan trọng, sự nỗ lực làm việc sẽ được đáp lại bằng chế độ đãi ngộ thích đáng
Với nhân viên mới, công ty thường cho họ biết rằng tiền lương được trả hiệu suất và sự chăm chỉ làm việc của họ, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên tin tưởng vào điều này. Với người mới vào làm, tiền lương là toàn bộ những gì họ có, nếu mức lương cơ bản quá thấp thì mức lương được tăng sau này cũng sẽ hạn hẹp.
Ví dụ, mức lương cơ bản khi mới vào làm của bạn là 3 triệu đồng, năm thứ hai lương được tăng lên 20%( rất ít người được tăng ) tức là 3 triệu 6, đồng nghiệp vào cùng thời gian với bạn nhưng mức lương cơ bản là 3 triệu rưỡi thì năm thứ hai lương tăng lên 10%( mức tăng thông thường ) mức lượng của họ là 3 triệu 8 trăm năm mươi. Bạn đã thấy sự khác biệt chưa?
2. Người ở bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự
Bạn cần biết rằng, bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự của bạn, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ nhân viên, bảo vệ lợi ích công ty. Thậm chí có người còn nói với họ suy nghĩ và thái độ của mình về sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn thực sự không yêu thích nội dung công việc hay không biết cách cư xử với cấp trên cũng đừng nên tìm người ở bộ phận nhân sự để than phiền mà hãy trực tiếp tìm gặp và nói chuyện với sếp. Có thể họ sẽ tỏ ra động tình với bạn nhưng sau đó sẽ phản ánh lại với sếp và thông thường cấp trên không thể tha thứ cho trường hợp này của bạn.
3. Năng lực không phải là đai an toàn của bạn
Khi tuyển dụng nhân viên, công ty rất chú trọng đến năng lực của bạn và cổ vũ bạn phát huy bạn chủ động thể hiện năng lực của mình. Vì vậy, những nhân viên mới vào thường có tâm lí muốn thể hiện tài năng của mình với đồng nghiệp và cấp trên. Nhưng bạn cần chú ý là công ty và lãnh đạo muốn thấy được sự trung thành và chân thực của bạn chứ không phải chỉ là năng lực.
Khi mới vào làm hoặc được chuyển đến một vị trí mới, không nên tự cho mình là thông minh hơn người, điều thiết yếu là bạn cần làm quen với môi trường đồng nghiệp và cấp trên mới, cần biết khiêm tốn và thể hiện năng lực của mình khi quan trọng có như vậy đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn.
4. Phiếu thanh toán là công cụ khảo thí của công ty
Nói đến vấn đề này có thể bạn cho là thừa, nhưng thực tế đã cho thấy phiếu thanh toán sau mỗi chuyến công tác hay chi phí cho công việc chính là bản trắc nghiệm hiệu quả đánh giá sự trung thực và cho biết bạn làm việc có vì lợi ích công ty hay không.
5. Tiết lộ chuyện riêng tư khi làm việc là rất nguy hiểm
Nhịp độ làm việc căng thẳng hiện nay khiến thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp thậm chí còn nhiều hơn với gia đình và người thân, tình trạng này khiến bạn đôi khi không phân biệt rõ ràng tình cảm với đồng nghiệp bởi họ có thể là người chia sẻ các vấn đề khó khăn về kinh tế, con cái, gia đình với bạn, tuy nhiên bạn cần biết rằng, công việc là công việc, sự tin tưởng đồng nghiệp quá mức có thể sẽ ảnh hưởng đến vị trí công việc và sự thăng tiến của bạn.
6. Nếu bạn đối nghịch với sếp, hãy chuẩn bị tìm một công việc mới
Trong công ty, có đồng nghiệp thích bạn, nếu không có sự cổ vũ khích lệ của chàng bạn sẽ khó có cơ hội thăng tiến thậm chí mất đi công việc, và chàng chính là sếp của bạn.
Cho dù bạn không hài lòng về người sếp không thông minh và thiếu năng lực của mình, nhưng để có được vị trí như hiện tại chắc chắc anh ta có khả năng về phương diện nào dó, và nếu bạn có mâu thuẫn với công ty thì hãy nhớ rằng công ty sẽ đứng về phía sếp của bạn. Vì vậy cho dù sếp của bạn có ra sao nếu bạn muốn tiếp tục làm việc thì bạn cần phối hợp với sếp, đó cũng là cơ hội để bạn thăng tiến.
7. Dùng hòm thư công ty để làm việc riêng
Nếu bạn sử dụng hòm thư công ty để làm việc riêng và bị sếp biết được, điều này thật tệ hại. Nhiều người không hề biết rằng công ty hoặc sếp có thể đọc được thư của bạn và thường thì công ty sẽ không cho bạn bất cứ cảnh cáo, vì vậy bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng email vào việc riêng hay dùng chúng để bàn tán về cấp trên hay chính sách của công ty.
- Khi dùng hòm thư của công ty hãy tưởng tượng đang có người xem bức thư này.
- Thư điện tử sẽ luôn được giữ trong bộ phận máy phục vụ của công ty cho dù bạn đã xóa nó hay chưa.
- Suy nghĩ thận trọng trước khi gửi thư bởi đôi khi những bức thư có nhắc đến các vấn đề nhạy cảm của công ty sẽ là bằng chứng bất lợi cho bạn sau này.
8. Công ty sẽ tăng lương nếu bạn làm việc chăm chỉ? Đương nhiên là không trừ phi bạn có ý kiến!
Đây là vấn đề mà công ty và nhân viên thường khó có tiếng nói chung, bởi rất nhiều người không thỏa mãn với mức lương hiện tại của mình. Vậy nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Đợi công ty tăng lương cho bạn, rất có thể nhưng mức độ tăng thường kém xa con số bạn mong muốn.
Nếu muốn tăng lương, trước hết bạn cần nắm rõ giá trị của bản thân và đứng ở góc độ của công ty để nhận định về vấn đề này, nếu công ty cho rằng bạn chưa đáp ứng được yêu cầu thì tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định này. Điều bạn cần làm:
- Chứng minh giá trị của mình
- Nêu yêu cầu tăng lương
- Không nên tăng áp lực cho cấp trên
- Không nên trách móc cho dù kết quả không như bạn mong đợi. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục công việc hiện tại, hãy cố gắng cho cơ hội lần sau.
9. Đã yêu cầu tăng lương, vậy thăng chức thì sao? Đương nhiên là không, hãy cẩn thận với phát ngôn của mình
Có thể yêu cầu tăng lương là điều không quá đáng nhưng với yêu cầu thăng cấp thì bạn hãy liệu chừng. Sự thăng chức không phải là điều bạn muốn là được mà cần trải qua quá trình suy xét cẩn trọng từ cấp trên.
Nếu sếp cảm thấy bạn chưa đủ khả năng để quản lí lãnh đạo người khác thì yêu cầu của bạn sẽ gây mất thiện cảm với sếp và bạn dễ bị cho là người coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn lợi ích chung của công ty.
Yếu tố quyết định sự thăng tiến ngoài năng lực nghiệp vụ, thành tích còn bao gồm nhiều yếu tố khác như khả năng lãnh đạo, tổ chức, sự trung thành với công ty và khả năng thuyết phục người khác. Dĩ nhiên không phải là bạn ngồi đợi để được sếp đề bạt, mà hãy chủ động tiếp nhận những công việc quan trọng, nắm vững cơ hội thể hiện khả năng của mình.
10. Nếu thay đổi cấp trên, hãy phối hợp với họ
Sự biến động nhân sự giữa các cấp lãnh đạo là điều thường gặp trong mỗi công ty do đó bạn cần sẵn sàng để tiếp nhận người cấp trên mới của mình, đặc biệt là khi quan hệ của bạn với người sếp cũ khá tốt.
Thông thường nhân viên luôn mong muốn người sếp mới sẽ thích ứng với phương thức làm việc vốn có của bộ phận, nhưng điều này rất khó xảy ra, bởi họ thường tiến hành thay đổi cách làm việc trước kia phù hợp với yêu cầu của mình. Trong tình huống này bạn cần phối hợp tích cực với sếp, nếu có ý kiến hãy đưa ra trong thời điểm thích hợp, như vậy bạn đã tạo được ấn tượng tốt với sếp. Là người mới có những chỗ sếp chưa hoàn toàn nắm bắt được tình hình trong bộ phận, hãy trả lời trung thực khi được sếp hỏi, không nên đưa ra ý kiến riêng của hình hay mặt trái thông tin, bạn cần để sếp tự đưa ra quyết định thông qua thực tế. Rất có thể đây là cái bẫy kiểm tra sự trung thực và ý kiến thật của bạn về đồng nghiệp và tình hình công ty.
11. Nếu muốn trở thành nhân viên trụ lực của công ty, hãy tránh xa câu nói “Tôi không làm được ”, ngược lại hãy chủ động trong mọi việc
Khi giao việc cho bạn, sếp đã suy xét khả năng hoàn thành công việc của bạn, do vậy không nên dùng cách trả lời “không” với công việc đó, cho dù nhiệm vụ này tương đối khó và bạn có thể sẽ không hoàn thành nó. Hãy nói với sếp rằng dù công việc có chút khó khăn nhưng bạn sẽ cố gắng hoàn thành nó, và sau đó hãy dành toàn bộ thời gian để giải quyết công việc, nếu trong quá trình làm phát hiện mình thực sự không đủ khả năng để hoàn thành hãy báo cáo lại với sếp trong thời gian sớm nhất ( không nên đến trước ngày phải giao nộp mới trả lời, sếp rất ghét những người như vậy), và sếp sẽ có nhiều thời gian để sắp xếp hơn.
12. Muốn thể hiện mình nổi trội hơn đồng nghiệp khác, hãy để sếp hài lòng 150% về bạn
Một trong những bí quyết thành công chính là không bao giờ chỉ làm những việc mà sếp giao. Nếu bạn chỉ thụ động chờ đợi được giao và hoàn thành công việc thì cơ hội thăng tiến của bạn là bằng không. Khi được nhận được công việc, ngoài nhiệm vụ được giao bạn nên đưa ra ý kiến chủ động của riêng mình với thái độ vì công việc 150%.
13. Ngay cả khi công ty chấp nhận tự do ngôn luận, bạn hãy chú ý đến từng lời nói của mình
Ngay cả khi được mớm lời khi tự do ngôn luận bạn cũng cần chú ý đền ngôn từ của mình, đặc biệt là với chính sách, môi trường và chế độ của công ty. Không nên bày tỏ sự bất mãn của mình trước mặt đồng nghiệp khác, bởi đó có thể là cơ hội để họ mách lẻo với cấp trên về bạn.
14. Bàn làm việc của bạn có chuyên nghiệp hóa?
Bạn cần biết rằng cách bài trí bàn lầm việc thể hiện thẩm mỹ, giá trị của bạn vì vậy hãy để bàn làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Tránh bừa bộn, đặt mọi thứ văn kiện giấy tờ lên bàn.
- Không nên quá ngăn nắp, nếu bàn làm việc của quá gọn gàng ngăn nắp và không có mấy giấu tờ, người khác sẽ cho rằng bạn là kẻ ăn không ngồi rồi.
- Không nên bày trí nhiều đồ trang trí.
- Không bày đặt sách hoặc truyện không liên quan đến nghiệp vụ và công việc.
15. Kết quả kiểm tra nghiệp vụ không tương ứng với khả năng nghiệp vụ của bạn? Hãy nhớ rằng, nghiệp vụ cũng cần được tuyên quảng cáo
Hằng năm công ty tiến hành kiểm tra nghiệp vụ 1-2 lần để quyết định tiền thưởng, tăng lương cho bạn, nhưng nhiều người cũng phát hiện kết quả của những cuộc kiểm tra không phản ảnh thực lực của họ. Bạn cần nhớ rằng, không ai chú ý đến chủ kiến của bạn, quan trọng là cấp trên phán đoán khả năng nghiệp vụ của bạn như thế nào?
Trong trường hợp này bạn nên:
- Thường xuyên nói chuyện với cấp trên: điều này đặc biết quan trọng, giúp bạn nắm được điều sếp nghĩ và mong muốn từ bạn. Nếu muốn được sự đánh giá tốt, bạn cần thỏa mãn được yêu cầu của sếp
- Quảng cáo cho thành tích nghiệp vụ của mình: lập bảng liệt kê công việc mình đã và đang làm, báo cáo với sếp, rất có thể sếp sẽ lấy đó là tài liệu tham khảo khi tiến hành đáng giá.
- Ngay cả khi nhận được đánh giá không tốt, bạn cũng không nên tỏ ra bất mãn. Bởi sếp làm như vậy là có lí do riêng của mình và có quyền đưa ra đánh giá. Điều bạn cần làm là khiến sếp nói ra ý kiến của mình về bạn từ đó tìm cách cải thiện.
16. Nếu sự quan tâm của bạn với đồng nghiệp không được xuất phát từ sự chân thành thì bạn đã mất đi sự tôn trọng của người khác
Có những người không bao giờ từ chối sự nhờ vả của người khác, đặc biệt là nhân viên mới, bởi họ muốn lấy lòng đồng nghiệp. Tuy nhiên bạn không nên nhầm lẫn điều này với sự khiêm tốn. Nếu bạn luôn sẵn sàng làm theo lời người khác mà không có chủ kiến của chính mình là lúc bạn mất đi sự tôn trọng từ đồng nghiệp.
Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khá khó khăn khi thực hiện. Đôi khi bạn cần làm vui lòng người khác, khi là việc quan trọng hoặc liên quan đến nghiệp vụ bạn cần có chủ kiến của riêng mình.
17. Không nên che dấu lỗi sai của bản thân
Khi pham lỗi con người thường có tâm lí che giấu lỗi lầm của mình nếu không bị người khác phát hiện. Nếu bạn mắc lỗi trong công việc, cần chú ý rằng nếu lỗi của bạn liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên thì nhất định không được che giấu, bởi có thể sự che giấu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngay cả khi lỗi này rất nhỏ bạn cũng nên báo cáo với người phụ trách hoặc người có liên quan.
18. Hãy chú ý khi cần nghỉ phép hay nghỉ dưỡng thai
Nghỉ phép và nghỉ đẻ là chế độ phúc lợi đảm bảo quyền lợi của người lao động, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý bởi đôi khi tình huống này sẽ đưa bạn vào tình thế khó khăn.
Làm thế nào để đối phó với tình huống này?
- Thường xuyên liên lạc với cấp trên và đồng nghiệp, để họ biết được tình hình của bạn và thông qua nói chuyện bạn cũng nắm được tình hình công việc, nếu có thể bạn hãy đưa ra những ý kiến đóng góp, nhưng nhất định phải để sếp biết được sự nhiệt tình của bạn.
- Không nên bỏ quên nghiệp vụ và ngoại ngữ ( nếu cần ). Do thời gian ngừng làm việc kéo dài khiến cảm giác với công việc bị hạ thấp, vì vậy bạn đừng quên bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ và công việc sẵn sàng khi trở lại làm việc.
19. Luật lao động chưa chắc đã bảo vệ được bạn
Nhiều người lao động cho rằng cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, sự sửa đổi của luật lao động sẽ đảm bảo được công việc của bạn, tuy nhiên bạn nên biết rằng nội bộ trong và ngoài công ty luôn biết lợi dụng cơ hội “lách” luật để bảo vệ lợi ích công ty.
Hơn nữa khi công ty không còn muốn tuyển dụng bạn sẽ thông qua những biên pháp khiến bạn chủ động xin nghỉ việc, ví dụ giao cho bạn công việc bạn không thể haonf thành thái độ lạnh nhạt từ cấp trên khiến bạn không thể chấp nhận. Nếu rơi vào tình trạng này, là lúc bạn nên lập kế hoạch mới cho sự nghiệp và tìm công việc khác cho mình.
20. Chủ động là điều quan trọng nhất
Sự chủ động trong công việc không những giúp bạn khẳng định được vị trí của mình, nâng cao sự tự tin và sự tín nhiệm với cấp trên.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét: