Kỹ năng này là rất cần thiết bởi nó giúp mỗi người, mỗi nhóm hay cả doanh nghiệp không chỉ luôn đi đúng hướng trong mọi hoàn cảnh mà còn giữ một tinh thần làm việc dồi dào. Hiệu quả trước hết ở cái nhìn thực tế, cụ thể, một tinh thần luôn thực hành chứ không chỉ nói lý thuyết suông.
Nó yêu cầu một sự quản lý thời gian chặt chẽ , cam kết thực hiện theo đúng những kỳ hạn định trước hay một sự làm chủ những áp lực bên ngoài , biết cách tổ chức , xác định chính xác những ưu tiên công việc trong từng thời kỳ.
Cuối cùng là luôn giữ mục tiêu và tinh thần lạc quan.
Một số gợi ý :
- Trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, hãy luôn diễn đạt rõ ràng, cụ thể, trả lời đúng câu hỏi đặt ra , không nên nói ngoài chủ đề và đặc biệt hãy minh họa cho những gì bạn nói bằng những ví dụ cụ thể, những kinh nghiệm sống mà bạn đã từng trải qua.
- Những con số định lượng về mục tiêu nghề nghiệp hay những thành tích đạt được là rất phù hợp : số dự án tham gia, số người được hưởng lợi từ dự án,...
- Trong công việc, hãy luôn lập ra danh sách những việc cần làm và xác định những ưu tiên. Đừng bao giờ thất hứa, nếu bạn không thể giữ được lời đã hứa thì hãy đưa ra lời giải thích thành thật và cam kết một giải pháp thay thế hợp lý.
2)Kỹ năng giao tiếp
Bằng cả cách nói hay viết, kỹ năng này đòi hỏi mỗi người phải sử dụng tất cả tài năng ứng xử của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể với những đối tượng khác nhau. Đôi khi kiên quyết, đôi khi nhún nhường, có khi rõ ràng súc tích , khi cần hài hước khi cần sâu sắc ý nhị...
Kỹ năng giao tiếp cũng là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin, chia sẻ tri thức với mọi người.Đối với các văn bản viết thì quan trọng là cần mạch lạc và cấu trúc rõ ràng.
Một số gợi ý:
- Cần giữ thái độ nhiệt tình, hợp tác trong suốt cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng , bằng ánh mắt , nét mặt hay cả bằng ngôn ngữ cơ thể. Sử dụng ngôn từ phù hợp với từng chủ đề như công việc, công ty, chế độ lương..Nếu được hãy nêu những ví dụ thực tế để minh họa cho những gì bạn nói. Cuối cùng là hãy gửi một bức thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn.
- Trong công việc, đừng nên luôn ngồi tại chỗ của mình mà hãy tích cực gặp gỡ giao lưu với đồng nghiệp, trao đổi những kinh nghiệm hay chia sẻ những thông tin thú vị với họ. Với một nhân viên mới thì cần thiết phải luôn xem lại những trao đổi của mình để đảm bảo rằng phong cách giao tiếp của bạn phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
Sưu tầm
0 nhận xét: