Trong rất nhiều trường hợp, tự kỷ ám thị đã đem lại thành công cho con người ngoài sức tưởng tượng, những việc mà bản thân họ nghĩ mình không có khả năng làm được.
Người ta có thể sử dụng nó như một liệu pháp để ngăn chặn và vượt qua bệnh tật. Thậm chí nó có thể đưa một con người cận kề danh giới mong manh của sự sống và cái chết, từ sự suy sụp khi nghĩ không còn khả năng cứu chữa trở lại với cuộc sống vui tươi.
Khám phá tiềm năng
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm lý học Đông phương, Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á cho biết, từ thời xa xưa, cho dù kiến thức của con người còn hạn hẹp thì người ta đã biết được giá trị tác động của tinh thần lên vật chất, cụ thể hơn là đối với cuộc sống và bản thân của con người. Người ta tự nhủ với chính mình về một điều nào đó để tự khuyến khích mình đạt được những khả năng mà bản thân trước đây không có - hoạt động đó, người ta gọi là tự kỷ ám thị.
Từ cổ xưa người ta đã nói đến sự tương tác giữa ý thức và bản thể. Ví như sự tương tác của những người học thiền, tu luyện tự tạo cho mình sau khi viên tịch trở thành ngọc xá lỵ. Hoặc những người tự cho mình có khả năng nào đó như đi trên than lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng hoặc đi trên các mũi giáo nhọn mà không việc gì.
Ngoài sự rèn luyện (như người thiền) có thể ngồi dưới giá lạnh rất lâu mà không bị cảm giác “rét cắt da cắt thịt” chi phối thì họ còn có niềm tin mãnh liệt vào khả năng “siêu nhiên” của mình.
“Tự kỷ ám thị có phương pháp, có ý thức nhằm phục vụ mục đích tốt sẽ đem lại những kết quả tốt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh, “Tuy nhiên, có những người hay liên tưởng xấu khi gặp một ai đó bị tai nạn hoặc xui xẻo sẽ bị ám ảnh và dễ dẫn đến trầm cảm, nặng hơn là hoang tưởng.Đặc biệt mẫn cảm với tác động này là những người có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích động”.
Người có thần kinh yếu nếu bị ai đó nói “hôm nay trông sắc mặt anh thế nào ấy, có chuyện gì không ổn phải không”, điều đầu tiên nếu người đó không có vấn đề gì về tinh thần và sức khoẻ sẽ là câu trả lời “không”.
Nhưng nếu có người cố tình trêu ghẹo, nói đi nói lại nhiều lần và có nhiều người cùng tham gia nói vậy sẽ khiến họ không thể bình tâm, tinh thần sẽ hốt hoảng, dẫn đến những hành vi sai lạc.
Trong các lễ hội của một số dân tộc trên thế giới, nhiều người dùng que sắt xiên qua má, hoặc dùng móc sắt móc vào da thịt mình để kéo xe mà không có cảm giác đau đớn. Hay trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta, một nữ dân quân đã vác những tải đạn hàng trăm kilôgram mà một người bình thường với trọng lượng nhỏ bé như vậy không thể làm nổi.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đây là dạng tự kỷ ám thị vô thức. Lúc đó trong chiến tranh, giữa cái sống và cái chết đan xen, tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc đã khiến người con gái đó nghĩ mình phải vác thật nhiều, thật nhanh để cung cấp đạn cho đồng đội đã khiến cô vác được tải đạn gấp mấy trọng lượng của mình.
Câu chuyện về một kẻ ăn trộm, khi bị đuổi bắt đã chui tọt vào chuồng gà có cửa chuồng bé tí, hoặc nhảy vút qua bức tường cao 4 - 5m để thoát thân cũng thể hiện khả năng ám thị vô thức trong hoàn cảnh bức bách, ngàn cân treo sợi tóc.
Khả năng chữa bệnh kỳ diệu
Khả năng phi thường của con người quả thật chưa thể khai thác, phát huy hết, chính tự kỷ ám thị giúp phát huy được tiềm năng con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết thêm, có những dạng tự kỷ ám thị có ý thức và phương pháp, người ta tập trung tư tưởng, ý nghĩ của mình bằng một câu nói, một vật cụ thể nào đó và lặp đi lặp lại ước muốn của mình trong đầu.
Chính vì thế, tự kỷ ám thị có thể giúp con người chữa được bệnh hiểm nghèo. Thậm chí người ta có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý và cơ địa của mình cho thích nghi với điều ý chí họ mong muốn. Thời chiến tranh, nhiều thương binh đã được bác sĩ khuyến khích sử dụng phương pháp tự kỷ ám thị để họ không có cảm giác đau đớn khi bị phẫu thuật mà không có thuốc gây tê.
Tâm lý trị liệu là sự trị bệnh bằng tư tưởng, ý lực hay còn gọi là tự kỷ ám thị hoặc là “tự thôi miên”. Chúng ta biết rằng, tế bào hay hệ miễn dịch của con người hoạt động không tự ý, nghĩa là những hoạt động theo tín hiệu từ trung ương thần kinh.
Vì thế khi phải chiến đấu với bệnh tật, tự thôi miên bằng câu “tôi lành bệnh, tôi mạnh khỏe” thần kinh trung ương sẽ đánh đi những tín hiệu tốt, rất nhiều lần như thế, hệ miễn dịch sẽ “buộc” phải hoạt động theo chiều hướng vãn hồi sức khỏe.
Trong trường hợp này, nếu án thị chuyên nhất có thể cơ thể sẽ sản sinh chất endorphine một cách cục bộ nhằm xoa dịu khi cơn bệnh hành hạ. Chất endorphine là dạng “morphin nội sinh” ai cũng có. Nó có nhiệm vụ hóa giải mọi sự đau nhức, mỏi mệt như một liều giảm đau, an thần.
Nhiều người yêu thích sân khấu đều biết rõ nghệ sĩ tài năng I. N. Pevxôp (Nga). Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc phục được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình rằng trên sân khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó là nhân vật của vở diễn, con người không nói lắp. Và điều đó luôn luôn có tác dụng tốt.
Dưới tác động của tự kỷ ám thị, người ta có thể chữa cho người bị liệt chân tay, có thể bị điếc và mù bất thình lình. Điều căn bản gây ra hiệu quả đó chính là do, chẳng hạn, ở người bị mù thì không phải các tế bào thần kinh bị hỏng, mà chỉ có hoạt động ở vùng não chỉ huy thị giác bị rối loạn thôi.
Ở vùng não đó, dưới tác động của tự kỷ ám thị đã phát triển một ổ ức chế bền vững, tức là những tế bào thần kinh mà hoạt động bị gián đoạn một thời gian khá lâu. Các tế nào đó thôi không nhận các tín hiệu tới và trả lời chúng nữa. Vậy có thể chữa cho những bệnh nhân như thế bằng cách áp dụng thôi miên và ám thị, hơn nữa, sự khỏi bệnh đến ngay tức khắc và làm cho người không am hiểu phải sửng sốt.
“Từ lâu, các nhà khoa học đã giải thích được những điều “huyền diệu” như thế. Con người có thể làm được những điều kỳ diệu để phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình phục vụ cho bản thân và cuộc sống. Và một điều quan trọng, là hãy ám thị một cách thật tích cực, bởi nếu làm ngược lại, con người sẽ nhận được những kết quả xấu không mong muốn”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói.
“Tự kỷ ám thị cũng có thể đem lại những hậu quả xấu nếu họ tự kỷ sai – không phù hợp với tồn tại khách quan, kiểu như một người luôn tự tưởng tượng mình có khả năng... bay như chim, cho đến một ngày quyết định bay từ trên tầng cao và kết cục là phải trả giá đắt cho hành động đó.
Có người tưởng mình là vĩ nhân, cho mình là siêu nhân hay thần nọ, thánh kia, đến mức độ hoang tưởng, mắc chứng tâm thần. Cũng có người lúc nào cũng nghĩ mình yếu và bệnh tật thì sẽ luôn mệt mỏi, không muốn làm gì và rất dễ mắc bệnh.
Cũng là tự kỷ ám thị nhưng người luôn buồn rầu hay lo nghĩ sẽ dẫn đến trạng thái gầy mòn, tiều tụy và tóc bạc rất nhanh. Vì khi đó, trung ương thần kinh liên tục đánh đi tín hiệu xấu khiến các tế bào hoạt động theo chiều hướng xấu. Cho nên, một người bệnh mà lúc nào cũng rên rỉ, buồn rầu, tuyệt vọng… thì hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động theo chiều hướng bất lợi”.
Theo Hà Thư
Người ta có thể sử dụng nó như một liệu pháp để ngăn chặn và vượt qua bệnh tật. Thậm chí nó có thể đưa một con người cận kề danh giới mong manh của sự sống và cái chết, từ sự suy sụp khi nghĩ không còn khả năng cứu chữa trở lại với cuộc sống vui tươi.
Khám phá tiềm năng
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm lý học Đông phương, Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á cho biết, từ thời xa xưa, cho dù kiến thức của con người còn hạn hẹp thì người ta đã biết được giá trị tác động của tinh thần lên vật chất, cụ thể hơn là đối với cuộc sống và bản thân của con người. Người ta tự nhủ với chính mình về một điều nào đó để tự khuyến khích mình đạt được những khả năng mà bản thân trước đây không có - hoạt động đó, người ta gọi là tự kỷ ám thị.
Từ cổ xưa người ta đã nói đến sự tương tác giữa ý thức và bản thể. Ví như sự tương tác của những người học thiền, tu luyện tự tạo cho mình sau khi viên tịch trở thành ngọc xá lỵ. Hoặc những người tự cho mình có khả năng nào đó như đi trên than lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng hoặc đi trên các mũi giáo nhọn mà không việc gì.
Ngoài sự rèn luyện (như người thiền) có thể ngồi dưới giá lạnh rất lâu mà không bị cảm giác “rét cắt da cắt thịt” chi phối thì họ còn có niềm tin mãnh liệt vào khả năng “siêu nhiên” của mình.
“Tự kỷ ám thị có phương pháp, có ý thức nhằm phục vụ mục đích tốt sẽ đem lại những kết quả tốt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh, “Tuy nhiên, có những người hay liên tưởng xấu khi gặp một ai đó bị tai nạn hoặc xui xẻo sẽ bị ám ảnh và dễ dẫn đến trầm cảm, nặng hơn là hoang tưởng.Đặc biệt mẫn cảm với tác động này là những người có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích động”.
Người có thần kinh yếu nếu bị ai đó nói “hôm nay trông sắc mặt anh thế nào ấy, có chuyện gì không ổn phải không”, điều đầu tiên nếu người đó không có vấn đề gì về tinh thần và sức khoẻ sẽ là câu trả lời “không”.
Nhưng nếu có người cố tình trêu ghẹo, nói đi nói lại nhiều lần và có nhiều người cùng tham gia nói vậy sẽ khiến họ không thể bình tâm, tinh thần sẽ hốt hoảng, dẫn đến những hành vi sai lạc.
Trong các lễ hội của một số dân tộc trên thế giới, nhiều người dùng que sắt xiên qua má, hoặc dùng móc sắt móc vào da thịt mình để kéo xe mà không có cảm giác đau đớn. Hay trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta, một nữ dân quân đã vác những tải đạn hàng trăm kilôgram mà một người bình thường với trọng lượng nhỏ bé như vậy không thể làm nổi.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đây là dạng tự kỷ ám thị vô thức. Lúc đó trong chiến tranh, giữa cái sống và cái chết đan xen, tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc đã khiến người con gái đó nghĩ mình phải vác thật nhiều, thật nhanh để cung cấp đạn cho đồng đội đã khiến cô vác được tải đạn gấp mấy trọng lượng của mình.
Câu chuyện về một kẻ ăn trộm, khi bị đuổi bắt đã chui tọt vào chuồng gà có cửa chuồng bé tí, hoặc nhảy vút qua bức tường cao 4 - 5m để thoát thân cũng thể hiện khả năng ám thị vô thức trong hoàn cảnh bức bách, ngàn cân treo sợi tóc.
Khả năng chữa bệnh kỳ diệu
Khả năng phi thường của con người quả thật chưa thể khai thác, phát huy hết, chính tự kỷ ám thị giúp phát huy được tiềm năng con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết thêm, có những dạng tự kỷ ám thị có ý thức và phương pháp, người ta tập trung tư tưởng, ý nghĩ của mình bằng một câu nói, một vật cụ thể nào đó và lặp đi lặp lại ước muốn của mình trong đầu.
Chính vì thế, tự kỷ ám thị có thể giúp con người chữa được bệnh hiểm nghèo. Thậm chí người ta có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý và cơ địa của mình cho thích nghi với điều ý chí họ mong muốn. Thời chiến tranh, nhiều thương binh đã được bác sĩ khuyến khích sử dụng phương pháp tự kỷ ám thị để họ không có cảm giác đau đớn khi bị phẫu thuật mà không có thuốc gây tê.
Tâm lý trị liệu là sự trị bệnh bằng tư tưởng, ý lực hay còn gọi là tự kỷ ám thị hoặc là “tự thôi miên”. Chúng ta biết rằng, tế bào hay hệ miễn dịch của con người hoạt động không tự ý, nghĩa là những hoạt động theo tín hiệu từ trung ương thần kinh.
Vì thế khi phải chiến đấu với bệnh tật, tự thôi miên bằng câu “tôi lành bệnh, tôi mạnh khỏe” thần kinh trung ương sẽ đánh đi những tín hiệu tốt, rất nhiều lần như thế, hệ miễn dịch sẽ “buộc” phải hoạt động theo chiều hướng vãn hồi sức khỏe.
Trong trường hợp này, nếu án thị chuyên nhất có thể cơ thể sẽ sản sinh chất endorphine một cách cục bộ nhằm xoa dịu khi cơn bệnh hành hạ. Chất endorphine là dạng “morphin nội sinh” ai cũng có. Nó có nhiệm vụ hóa giải mọi sự đau nhức, mỏi mệt như một liều giảm đau, an thần.
Nhiều người yêu thích sân khấu đều biết rõ nghệ sĩ tài năng I. N. Pevxôp (Nga). Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc phục được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình rằng trên sân khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó là nhân vật của vở diễn, con người không nói lắp. Và điều đó luôn luôn có tác dụng tốt.
Dưới tác động của tự kỷ ám thị, người ta có thể chữa cho người bị liệt chân tay, có thể bị điếc và mù bất thình lình. Điều căn bản gây ra hiệu quả đó chính là do, chẳng hạn, ở người bị mù thì không phải các tế bào thần kinh bị hỏng, mà chỉ có hoạt động ở vùng não chỉ huy thị giác bị rối loạn thôi.
Ở vùng não đó, dưới tác động của tự kỷ ám thị đã phát triển một ổ ức chế bền vững, tức là những tế bào thần kinh mà hoạt động bị gián đoạn một thời gian khá lâu. Các tế nào đó thôi không nhận các tín hiệu tới và trả lời chúng nữa. Vậy có thể chữa cho những bệnh nhân như thế bằng cách áp dụng thôi miên và ám thị, hơn nữa, sự khỏi bệnh đến ngay tức khắc và làm cho người không am hiểu phải sửng sốt.
“Từ lâu, các nhà khoa học đã giải thích được những điều “huyền diệu” như thế. Con người có thể làm được những điều kỳ diệu để phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình phục vụ cho bản thân và cuộc sống. Và một điều quan trọng, là hãy ám thị một cách thật tích cực, bởi nếu làm ngược lại, con người sẽ nhận được những kết quả xấu không mong muốn”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói.
“Tự kỷ ám thị cũng có thể đem lại những hậu quả xấu nếu họ tự kỷ sai – không phù hợp với tồn tại khách quan, kiểu như một người luôn tự tưởng tượng mình có khả năng... bay như chim, cho đến một ngày quyết định bay từ trên tầng cao và kết cục là phải trả giá đắt cho hành động đó.
Có người tưởng mình là vĩ nhân, cho mình là siêu nhân hay thần nọ, thánh kia, đến mức độ hoang tưởng, mắc chứng tâm thần. Cũng có người lúc nào cũng nghĩ mình yếu và bệnh tật thì sẽ luôn mệt mỏi, không muốn làm gì và rất dễ mắc bệnh.
Cũng là tự kỷ ám thị nhưng người luôn buồn rầu hay lo nghĩ sẽ dẫn đến trạng thái gầy mòn, tiều tụy và tóc bạc rất nhanh. Vì khi đó, trung ương thần kinh liên tục đánh đi tín hiệu xấu khiến các tế bào hoạt động theo chiều hướng xấu. Cho nên, một người bệnh mà lúc nào cũng rên rỉ, buồn rầu, tuyệt vọng… thì hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động theo chiều hướng bất lợi”.
Theo Hà Thư
0 nhận xét: