Bạn vừa vượt qua các vòng đầu của cuộc phỏng vấn xin việc cam go. Bạn cảm thấy thật hân hoan nhưng cũng thật hồi hộp trước vòng phỏng vấn cuối. Một trong những lý do làm bạn hồi hộp chính là thời khắc quan trọng này đây: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/chị muốn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời ra sao để có được mức lương tốt nhất và tránh phải “hối tiếc” về sau?
Để trả lời tốt câu hỏi tế nhị này (mà điều đó quyết định bạn có được hưởng mức lương tốt nhất hay không), bạn cần nhớ nghệ thuật thương lượng mức lương mơ ước phụ thuộc rất nhiều vào bước chuẩn bị.
1) Tìm hiểu về mức lương mong muốn. Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ mức lương mà nhà tuyển dụng có thể trả cho vị trí của bạn, cũng như thông tin về mặt bằng lương của lĩnh vực bạn ứng tuyển. Nếu có bạn bè hay người thân làm việc trong công ty mà bạn ứng tuyển, bạn có thể khéo léo hỏi thăm mức lương trung bình của các vị trí tương đương. Từ đó, bạn có thể định được mức lương thích hợp cho mình.
2) Nêu bật thế mạnh và thành tích của bạn. Hãy nêu những thành tích bạn đã đạt được trong công việc trước đây, ví dụ: bạn đã tiết kiệm chi phí cho công ty được bao nhiêu, góp phần cải thiện năng suất như thế nào hay đã đóng góp được gì cho sự phát triển của công ty. Thành tích bạn đạt được trong công việc trước đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà tuyển dụng quyết định mức lương cho bạn.
3) Hãy thực tế. Một số ứng viên khi đi phỏng vấn đã yêu cầu mức lương “ngất ngưỡng” so với năng lực của họ. Đó là điều bạn cần tránh vì nhà tuyển dụng chỉ trả mức lương phù hợp với năng lực thực sự của bạn mà thôi. Vì vậy bạn cần đánh giá thực lực của mình một cách khách quan. Dĩ nhiên, nếu bạn đã từng giữ những vị trí quan trọng, bạn nên nêu bật lợi thế đó, nhưng đừng quá phô trương hay thêu dệt những thành tích trước đây.
4) Cân nhắc các chế độ khác. Người phỏng vấn cho biết bạn được tuyển vào công ty. Bạn rất hài lòng vì đây là công việc yêu thích của bạn, nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không được như bạn mong muốn. Dĩ nhiên, mức lương là quan trọng, nhưng bạn nên cân nhắc những chế độ khác như cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc hay chính sách đào tạo… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Những điều cần tránh
1) Đề cập mức lương ngay trong hồ sơ xin việc. Điều này sẽ khiến bạn rất khó thương lượng được mức lương như mong muốn. Vì sao? Có thể công ty dành ngân sách trả lương US$1.500 cho vị trí của bạn, nhưng bạn chỉ đề nghị US$1.000 trong hồ sơ ứng tuyển mà thôi.
2) Chủ động đề cập mức lương. Hãy để nhà tuyển dụng nêu lên vấn đề này trước, dù bạn phải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn đi nữa! Đừng bao giờ đề cập đến việc lương bổng khi bạn chưa chắc công ty sẽ tuyển dụng bạn. Một khi nhà tuyển dụng xác nhận rằng bạn là người được chọn cho vị trí tuyển dụng, bạn sẽ thương lượng dễ dàng hơn.
3) Thổi phồng thu nhập hiện tại của bạn. Bạn nên nhớ, trung thực là nguyên tắc vàng. Người phỏng vấn luôn biết cách đánh giá độ chính xác trong câu trả lời của ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng không nên đề nghị mức lương quá cao vì nhà tuyển dụng có khuynh hướng không đọc hồ sơ có mức lương đề nghị”ngất ngưỡng”.
Sưu tầm
Để trả lời tốt câu hỏi tế nhị này (mà điều đó quyết định bạn có được hưởng mức lương tốt nhất hay không), bạn cần nhớ nghệ thuật thương lượng mức lương mơ ước phụ thuộc rất nhiều vào bước chuẩn bị.
1) Tìm hiểu về mức lương mong muốn. Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ mức lương mà nhà tuyển dụng có thể trả cho vị trí của bạn, cũng như thông tin về mặt bằng lương của lĩnh vực bạn ứng tuyển. Nếu có bạn bè hay người thân làm việc trong công ty mà bạn ứng tuyển, bạn có thể khéo léo hỏi thăm mức lương trung bình của các vị trí tương đương. Từ đó, bạn có thể định được mức lương thích hợp cho mình.
2) Nêu bật thế mạnh và thành tích của bạn. Hãy nêu những thành tích bạn đã đạt được trong công việc trước đây, ví dụ: bạn đã tiết kiệm chi phí cho công ty được bao nhiêu, góp phần cải thiện năng suất như thế nào hay đã đóng góp được gì cho sự phát triển của công ty. Thành tích bạn đạt được trong công việc trước đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà tuyển dụng quyết định mức lương cho bạn.
3) Hãy thực tế. Một số ứng viên khi đi phỏng vấn đã yêu cầu mức lương “ngất ngưỡng” so với năng lực của họ. Đó là điều bạn cần tránh vì nhà tuyển dụng chỉ trả mức lương phù hợp với năng lực thực sự của bạn mà thôi. Vì vậy bạn cần đánh giá thực lực của mình một cách khách quan. Dĩ nhiên, nếu bạn đã từng giữ những vị trí quan trọng, bạn nên nêu bật lợi thế đó, nhưng đừng quá phô trương hay thêu dệt những thành tích trước đây.
4) Cân nhắc các chế độ khác. Người phỏng vấn cho biết bạn được tuyển vào công ty. Bạn rất hài lòng vì đây là công việc yêu thích của bạn, nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không được như bạn mong muốn. Dĩ nhiên, mức lương là quan trọng, nhưng bạn nên cân nhắc những chế độ khác như cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc hay chính sách đào tạo… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Những điều cần tránh
1) Đề cập mức lương ngay trong hồ sơ xin việc. Điều này sẽ khiến bạn rất khó thương lượng được mức lương như mong muốn. Vì sao? Có thể công ty dành ngân sách trả lương US$1.500 cho vị trí của bạn, nhưng bạn chỉ đề nghị US$1.000 trong hồ sơ ứng tuyển mà thôi.
2) Chủ động đề cập mức lương. Hãy để nhà tuyển dụng nêu lên vấn đề này trước, dù bạn phải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn đi nữa! Đừng bao giờ đề cập đến việc lương bổng khi bạn chưa chắc công ty sẽ tuyển dụng bạn. Một khi nhà tuyển dụng xác nhận rằng bạn là người được chọn cho vị trí tuyển dụng, bạn sẽ thương lượng dễ dàng hơn.
3) Thổi phồng thu nhập hiện tại của bạn. Bạn nên nhớ, trung thực là nguyên tắc vàng. Người phỏng vấn luôn biết cách đánh giá độ chính xác trong câu trả lời của ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng không nên đề nghị mức lương quá cao vì nhà tuyển dụng có khuynh hướng không đọc hồ sơ có mức lương đề nghị”ngất ngưỡng”.
Sưu tầm
0 nhận xét: