Hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ về quan điểm thể hiện tình yêu trong xã hội ngày nay. Đầu tiên mình nói về thời trước, các cụ ông – cụ bà từ lúc quen (biết) đến lúc chính thức yêu nhau rồi kết hôn trải qua rất nhiều thủ tục (nhiều cửa). Họ gặp nhau không nhiều, và cách thể hiện tình yêu cũng rất tinh tế, nhẹ nhàng. Đối với thế hệ đi trước, như vậy đã là đủ. Việc này thể hiện rõ ở góc độ âm nhạc, lời nhạc như thơ, và hiếm có những cụm từ “anh yêu em” “em hãy chọn”… như bây giờ.Kinh tế phát triển, mở cửa, người ta nói nhiều hơn về “sự tự do”, trong đó có “tự do thể hiện”. Giới trẻ giờ đây hầu hết đều thích những thứ cụ thể, có thể cầm, nắm, sờ, nắn được. Yêu có nghĩa là bên nhau thật nhiêu, dưới nhiều hình thức: gặp nhau trực tiếp (- hình thức được ưa chuộng nhất), nói chuyện với nhau hàng giờ qua điện thoại, công nghệ hơn là voice chat (cho đỡ tốn kém)…
Ở đây chúng ta không phán xét thế hệ nào đúng, sai, mà chúng ta cần hiểu thật rõ, thế nào là “yêu”. Tình yêu đích thực – có nghĩa là hai người phải nói với nhau chung “một ngôn ngữ”. Như vậy việc thể hiện tình yêu tự nhiên sẽ trở nên phù hợp với cả hai phía.
Để mô phỏng cho thứ “ngôn ngữ” đề cập bên trên, tôi xin dùng hai câu chuyện tình yêu: Một là giữa Roark và Dominque trong Suối Nguồn (Ayn Rand), một là giữa Đức Phật với vợ mình trong Đường xưa mây trắng (Thích Nhất Hạnh)
Roark và Dominique là hai người “lạ” trong xã hội bấy giờ – nơi trào lưu được khơi gợi, lăng xê từ những người “có tiếng”, và phần đông, người ta sao y chúng thành những khuôn mẫu chuẩn mực về cái đẹp. Hai người ở 2 ngành nghề khác nhau, thậm chí ở hai giai tầng khác nhau (nhưng ko đối lập), họ gặp nhau trong hoàn cảnh khá đặc biệt, chính xác là sự gặp nhau giữa chủ – tớ, đương nhiên đây không phải là câu chuyện giữa hoàng tử cóc và nàng công chúa trong những phim diễm tình vài năm trở lại đây. Họ đã nhận ra nhau ngay những giây phút đầu – như gặp chính mình – cũng không phải tình yêu sét đánh – tất cả đều có cơ sở. Chính vì vậy, ở bên cạnh nhau hay không không còn quan trọng.
Tôi trở về với câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa. Ngày đó, mỗi lần nghe người lớn kể về chuyện Thái tử ra đi tìm “Đạo Giải Thoát” để lại gia đình, tôi thường tự hỏi, vì sao Thái tử “nỡ lòng” bỏ mặc ba mẹ, vợ và con thơ như vậy.
Sự thật là, khi đứa con vừa chào đời, mong muốn ra đi của người càng mạnh mẽ hơn, chính vợ người đã giúp người ra đi khi người bị vua cha giam giữ. Bảy năm sau Người trở về, thực hiện đúng lời hứa với vợ mình khi xưa. Người đã gởi lời cảm ơn vợ mình qua truyện kể về mối nhân duyên từ những kiếp trước, tôi xin trích một câu trong Đường xưa mây trắng: “Vì vậy, chàng rất biết ơn nàng. Cho đến một kiếp nọ, chàng thực hiện được chí nguyện lớn của chàng và trở thành một bậc giác ngộ, sáng suốt…”
Điều tôi muốn nói đây là tình yêu phải đặt trên cơ sở niềm tin sâu sắc, tin ở bản thân và tin ở đối phương. Niềm tin đó có thể vượt quá sự nhận thức trong hiện tại. Niềm tin dựa trên cơ sở của “sự hiểu”.
Chính vì vậy, có hiểu và tin sâu sắc mới có tình yêu đích thực.
Hiệp Trần
Zag Village: True Happiness from the Inside
Ở đây chúng ta không phán xét thế hệ nào đúng, sai, mà chúng ta cần hiểu thật rõ, thế nào là “yêu”. Tình yêu đích thực – có nghĩa là hai người phải nói với nhau chung “một ngôn ngữ”. Như vậy việc thể hiện tình yêu tự nhiên sẽ trở nên phù hợp với cả hai phía.
Để mô phỏng cho thứ “ngôn ngữ” đề cập bên trên, tôi xin dùng hai câu chuyện tình yêu: Một là giữa Roark và Dominque trong Suối Nguồn (Ayn Rand), một là giữa Đức Phật với vợ mình trong Đường xưa mây trắng (Thích Nhất Hạnh)
Roark và Dominique là hai người “lạ” trong xã hội bấy giờ – nơi trào lưu được khơi gợi, lăng xê từ những người “có tiếng”, và phần đông, người ta sao y chúng thành những khuôn mẫu chuẩn mực về cái đẹp. Hai người ở 2 ngành nghề khác nhau, thậm chí ở hai giai tầng khác nhau (nhưng ko đối lập), họ gặp nhau trong hoàn cảnh khá đặc biệt, chính xác là sự gặp nhau giữa chủ – tớ, đương nhiên đây không phải là câu chuyện giữa hoàng tử cóc và nàng công chúa trong những phim diễm tình vài năm trở lại đây. Họ đã nhận ra nhau ngay những giây phút đầu – như gặp chính mình – cũng không phải tình yêu sét đánh – tất cả đều có cơ sở. Chính vì vậy, ở bên cạnh nhau hay không không còn quan trọng.
Tôi trở về với câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa. Ngày đó, mỗi lần nghe người lớn kể về chuyện Thái tử ra đi tìm “Đạo Giải Thoát” để lại gia đình, tôi thường tự hỏi, vì sao Thái tử “nỡ lòng” bỏ mặc ba mẹ, vợ và con thơ như vậy.
Sự thật là, khi đứa con vừa chào đời, mong muốn ra đi của người càng mạnh mẽ hơn, chính vợ người đã giúp người ra đi khi người bị vua cha giam giữ. Bảy năm sau Người trở về, thực hiện đúng lời hứa với vợ mình khi xưa. Người đã gởi lời cảm ơn vợ mình qua truyện kể về mối nhân duyên từ những kiếp trước, tôi xin trích một câu trong Đường xưa mây trắng: “Vì vậy, chàng rất biết ơn nàng. Cho đến một kiếp nọ, chàng thực hiện được chí nguyện lớn của chàng và trở thành một bậc giác ngộ, sáng suốt…”
Điều tôi muốn nói đây là tình yêu phải đặt trên cơ sở niềm tin sâu sắc, tin ở bản thân và tin ở đối phương. Niềm tin đó có thể vượt quá sự nhận thức trong hiện tại. Niềm tin dựa trên cơ sở của “sự hiểu”.
Chính vì vậy, có hiểu và tin sâu sắc mới có tình yêu đích thực.
Hiệp Trần
Zag Village: True Happiness from the Inside
Sưu tầm zagvillage.org
0 nhận xét: