Nhiều người khi đi phỏng vấn cứ nghĩ rằng nói càng nhiều mới càng thể hiện mình. Thực tế không phải như vậy. Nói nhiều rất dễ phản tác dụng nếu như bạn nói quá nhiều chuyện ngoài lề.
Vì thế, tránh nói lan man và đặt câu hỏi trở lại với các nhà phỏng vấn là cách khôn ngoan nếu như bạn muốn dồn sự tập trung của các phỏng vấn viên về phía mình. Chỉ nên trả lời ngắn gọn vào trọng tâm câu hỏi. Một điều quan trọng cần phải nhớ là phỏng vấn viên hay nhà tuyển dụng thực ra cũng chỉ là một người bình thường. Vì vậy họ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe toàn bộ câu trả lời của bạn. Theo nghiên cứu, khi bạn nói, sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên sẽ có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn, khi gặp câu hỏi "hãy nói đôi chút về bản thân" thì câu trả lời của bạn không nên quá một phút rưỡi. Tại sao lại thế?
Đơn giản bởi sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên vào bạn chỉ tồn tại trong khoảng 90 giây. Quá trình này được các chuyên gia phân tích như sau: - Khi bạn bắt đầu trả lời, các phỏng vấn viên gần như dồn cả sự tập trung vào bạn.
- Sau khoảng 10 giây, anh (chị) ấy sẽ ít tập trung hơn một chút.
- 60 giây tiếp theo, anh (chị) ấy bắt đầu suy nghĩ, và chỉ dành một nửa thời gian chú ý đến bạn. Sau đó anh (chị) ấy sẽ hỏi bạn thêm những câu hỏi dựa vào câu trả lời của bạn, hoặc là những câu hỏi đã được định sẵn.
- Sau khi bạn nói hết 90 giây, phỏng vấn viên sẽ gần như không nghe tất cả những gì bạn nói sau đó. Tuy nhiên, mức độ chú ý của nhà tuyển dụng lại gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi các họ thường rất khéo che giấu sự mất tập trung bằng những cái gật đầu hoặc tiếng "hummm" trong khi mắt vẫn nhìn bạn.
Vậy bạn làm thế nào để nhận ra được và kịp thời... hãm tốc độ và dung lượng?
Bạn nói càng lâu nhưng không bị cắt ngang, điều đó càng chứng tỏ sự chú ý của người nghe với bạn giảm. Vì vậy, nếu muốn lôi kéo sự chú ý trở lại của nhà tuyển dụng, với các câu trả lời dài, bạn cần có kết luận rõ ràng về vấn đề vừa trình bày.
Điều này đặc biệt phát huy tác dụng với những câu hỏi về bản thân bạn. Nói như thế nào là cả một nghệ thuật. Nhưng biết cách đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng mới thực sự là cú đánh quyết định của bạn. Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm, cuối buổi phỏng vấn, hãy tạo sự thu hút với nhà tuyển dụng bằng cách đặt ra các câu hỏi. Thông thường, những người phỏng vấn có kinh nghiệm sẽ đưa ra những câu hỏi mở, yêu cầu bạn nói rõ kinh nghiệm của bản thân. Trong những tình huống đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên trả lời dài quá 90 giây.
Và quan trọng là biết dừng đúng lúc để hỏi những câu đại loại "đây có phải là vấn đề anh chị quan tâm?". "Anh chị muốn hỏi về vấn đề này phải không?".
Những câu hỏi kiểu này sẽ đưa người nghe lại gần với bạn hơn và tạo ra môt cuộc hội thoại tay đôi hấp dẫn. Cũng theo kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường ấn tượng với những câu hỏi hơn là việc bạn đang nói cái gì. Và theo họ, điều làm họ thất vọng nhất đối với một ứng viên là khi được hỏi: "Anh chị có hỏi gì nữa không?" thì anh ta trả lời "Không. Tôi nghĩ là tôi đã trả lời hết rồi". Tốt nhất, đối với những câu hỏi kiểu này, hãy nói với họ về cảm xúc mà bạn có trong buổi phỏng vấn. Một mẹo nhỏ nữa được các chuyên gia tiết lộ là: "Ai cũng thích nói về mình". Vì thế, nếu các ứng viên khéo léo đặt được các câu hỏi ngược để các phỏng vấn viên tự nói về mình, họ sẽ tạo được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng cũng như có được sự tự tin trong suốt buổi phỏng vấn.
Theo VTV.vn
Vì thế, tránh nói lan man và đặt câu hỏi trở lại với các nhà phỏng vấn là cách khôn ngoan nếu như bạn muốn dồn sự tập trung của các phỏng vấn viên về phía mình. Chỉ nên trả lời ngắn gọn vào trọng tâm câu hỏi. Một điều quan trọng cần phải nhớ là phỏng vấn viên hay nhà tuyển dụng thực ra cũng chỉ là một người bình thường. Vì vậy họ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe toàn bộ câu trả lời của bạn. Theo nghiên cứu, khi bạn nói, sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên sẽ có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn, khi gặp câu hỏi "hãy nói đôi chút về bản thân" thì câu trả lời của bạn không nên quá một phút rưỡi. Tại sao lại thế?
Đơn giản bởi sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên vào bạn chỉ tồn tại trong khoảng 90 giây. Quá trình này được các chuyên gia phân tích như sau: - Khi bạn bắt đầu trả lời, các phỏng vấn viên gần như dồn cả sự tập trung vào bạn.
- Sau khoảng 10 giây, anh (chị) ấy sẽ ít tập trung hơn một chút.
- 60 giây tiếp theo, anh (chị) ấy bắt đầu suy nghĩ, và chỉ dành một nửa thời gian chú ý đến bạn. Sau đó anh (chị) ấy sẽ hỏi bạn thêm những câu hỏi dựa vào câu trả lời của bạn, hoặc là những câu hỏi đã được định sẵn.
- Sau khi bạn nói hết 90 giây, phỏng vấn viên sẽ gần như không nghe tất cả những gì bạn nói sau đó. Tuy nhiên, mức độ chú ý của nhà tuyển dụng lại gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi các họ thường rất khéo che giấu sự mất tập trung bằng những cái gật đầu hoặc tiếng "hummm" trong khi mắt vẫn nhìn bạn.
Vậy bạn làm thế nào để nhận ra được và kịp thời... hãm tốc độ và dung lượng?
Bạn nói càng lâu nhưng không bị cắt ngang, điều đó càng chứng tỏ sự chú ý của người nghe với bạn giảm. Vì vậy, nếu muốn lôi kéo sự chú ý trở lại của nhà tuyển dụng, với các câu trả lời dài, bạn cần có kết luận rõ ràng về vấn đề vừa trình bày.
Điều này đặc biệt phát huy tác dụng với những câu hỏi về bản thân bạn. Nói như thế nào là cả một nghệ thuật. Nhưng biết cách đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng mới thực sự là cú đánh quyết định của bạn. Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm, cuối buổi phỏng vấn, hãy tạo sự thu hút với nhà tuyển dụng bằng cách đặt ra các câu hỏi. Thông thường, những người phỏng vấn có kinh nghiệm sẽ đưa ra những câu hỏi mở, yêu cầu bạn nói rõ kinh nghiệm của bản thân. Trong những tình huống đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên trả lời dài quá 90 giây.
Và quan trọng là biết dừng đúng lúc để hỏi những câu đại loại "đây có phải là vấn đề anh chị quan tâm?". "Anh chị muốn hỏi về vấn đề này phải không?".
Những câu hỏi kiểu này sẽ đưa người nghe lại gần với bạn hơn và tạo ra môt cuộc hội thoại tay đôi hấp dẫn. Cũng theo kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường ấn tượng với những câu hỏi hơn là việc bạn đang nói cái gì. Và theo họ, điều làm họ thất vọng nhất đối với một ứng viên là khi được hỏi: "Anh chị có hỏi gì nữa không?" thì anh ta trả lời "Không. Tôi nghĩ là tôi đã trả lời hết rồi". Tốt nhất, đối với những câu hỏi kiểu này, hãy nói với họ về cảm xúc mà bạn có trong buổi phỏng vấn. Một mẹo nhỏ nữa được các chuyên gia tiết lộ là: "Ai cũng thích nói về mình". Vì thế, nếu các ứng viên khéo léo đặt được các câu hỏi ngược để các phỏng vấn viên tự nói về mình, họ sẽ tạo được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng cũng như có được sự tự tin trong suốt buổi phỏng vấn.
Theo VTV.vn
0 nhận xét: