Xu hướng của các công ty trẻ là nôn nóng mở rộng quy mô và nôn nóng được biết tiếng trên thị trường. Nhưng đó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến thua lỗ và thất bại. Một số gợi ý sau có thể giúp các giám đốc đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng này.
1. Kiểm soát ngân quỹ và tạo vốn mới
Khi công ty gặp
khó khăn, tiền mặt trở thành nguồn máu nóng. Ngay lập tức, giám đốc và
thủ quỹ phải làm việc với nhau để kiểm tra nguồn thu, nguồn chi. Trước
mắt là hạn chế chi tối đa, chỉ ưu tiên những khoản then chốt như lương
nhân viên, điện, nước... Cân đối chi là bước nhất định bạn phải làm tốt.
Sau đó là tìm cách tạo nguồn tiền mặt bằng một số cách như bán bớt số
nguyên vật liệu không quá cần thiết, các tài sản cố định chưa cần dùng
đến.
Đặc biệt, nếu bạn
có khoản nợ khó đòi nào thì trong thời gian này càng phải "truy đuổi"
đến cùng để đòi cho bằng được. Thậm chí, có những chủ hàng trẻ, khi mở
rộng chuỗi cửa hàng của mình, gặp khó khăn về quản lý và chi phí lớn cho
nhân viên đã phải đóng cửa hoặc bán bớt 1, 2 cửa hàng để thu về nguồn
tiền mặt cần thiết. Đây là biện pháp cần làm trước nhất.
2. Tìm đến những nhân tố tích cực
Điều tệ nhất ở
một số giám đốc 8X là luôn giải quyết mọi khó khăn một cách đơn độc,
quanh co và giấu giếm nhân viên về tình hình công ty. Làm như vậy, nhân
viên của bạn càng mất lòng tin và dù bạn giỏi giang đến mấy cũng không
thể thoát khỏi thất bại.
Trước mắt, cần
sáng suốt tập trung vào một số nhân viên quan trọng của mình (không nhất
thiết phải là toàn bộ nhân viên chủ chốt). Họ sẽ là người đưa ra những ý
tưởng sáng tạo, các giải pháp cho tình hình của công ty để cùng bạn
giải quyết. Với những nhân tố ấy, bạn sẽ thiết lập lại một hệ thống làm
việc hiệu quả, nhanh nhạy và hăng say. Cùng trao đổi và lắng nghe họ,
bạn lên một kế hoạch hành động cụ thể và quyết tâm cùng nhân viên thực
hiện.
3. Thiết lập lòng tin và tìm ra lợi nhuận
Nếu bạn đang còn
một món nợ phải thanh toán trước ngày 13, hãy cố gắng hoàn thành nó vào
ngày 11. Nếu có một cuộc hẹn vào lúc 11 giờ, hãy đến trước 15 phút. Từ
những điều rất nhỏ ấy, các nhân viên và đối tác có thể nhìn bạn bằng con
mắt bớt nghi ngờ và lo lắng hơn. Với những tổ chức bạn cần vay tiền,
hãy tạo dựng lòng tin với họ bằng những chứng từ đã trả nợ đầy đủ, những
kế hoạch chắn chắn sẽ thực hiện tốt sắp tới.
Đây cũng là lúc
bạn cần đầu tư đúng mức để sao cho chi phí thấp nhất nhưng có lợi nhất
Đó là những khoản đầu tư cho tương lai. Ví dụ mua thêm một số trang
thiết bị hiện đại cần thiết, tổ chức huấn luyện tại chỗ cho nhân viên...
Một lần nữa, đây là lúc bạn rất cần cân đối tốt chi thu và phải bàn bạc
kế hoạch thật cụ thể với nhân viên tin cậy của bạn. Nhớ là, mọi thứ chỉ
trở lại guồng máy êm xuôi, nếu như bạn thực sự có sự hậu thuẫn của mọi
người xung quanh mình.
Theo Sinh Viên Việt Nam
0 nhận xét: