Một cái bập bênh có liên hệ gì với nhiếp ảnh? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ cửa trập và khẩu độ.
Trước hết, hãy nhìn vào mối quan hệ giữa khẩu độ và màn trập. Trong biểu đồ này, bạn có thể thấy các trị số khẩu độ ở phía bên trái và tốc độ cửa trập ở bên phải.
Với mỗi khoảnh khắc chụp ảnh, máy ảnh cần thu được một lượng sáng nhất định để ảnh đạt được độ phơi sáng chính xác. Trong ví dụ này, một trị số khẩu độ (f-number) cao sẽ cho lượng ánh sáng đi vào là rất ít, và do đó cửa trập cần phải mở ra lâu hơn để nhận đủ ánh sáng cho một bức hình đẹp. Nhưng trị số khẩu độ và tốc độ cửa trập không phải là các thông số duy nhất để đạt được một bức hình có độ sáng chuẩn.
Chụp cùng một cảnh như bức ảnh phía trên, chúng ta có thể chỉnh tốc độ cửa trập tới tùy chỉnh cao nhất. Điều này khiến ánh sáng có rất ít thời gian để đi vào máy ảnh. Do đó, để có thể nhận được độ phơi sáng chuẩn, khẩu độ cần phải lớn hơn trước để cho phép thêm ánh sáng đi vào máy ảnh. Với một độ phơi sáng cụ thể, tốc độ cửa trập và khẩu độ nằm ở hai bên của một chiếc bập bênh.
Một trong các chế độ mà bạn có thể sử dụng là Ưu tiên Khẩu độ (Apeture Priority). Với chế độ này, bạn sẽ chọn khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn tốc độ cửa trập cần thiết để đạt được độ phơi sáng chuẩn. Và camera sẽ sử dụng khái niệm "bập bênh" như ở trên để có thể thực hiện điều này.
Một chế độ khác là Ưu tiên Cửa trập (Shutter Priority). Ngược lại với Ưu tiên Khẩu độ, bạn sẽ chọn tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ phù hợp. Cũng như trên, máy ảnh sẽ phải dùng khái niệm bập bênh để chọn được khẩu độ chính xác cho độ phơi sáng chuẩn.
Cửa trập mở và đóng để cho phép ánh sáng đi vào camera. Dĩ nhiên, cửa trập mở càng lâu thì ánh sáng đi vào càng nhiều. Các tốc độ cửa trập phổ biến là 1 giây, 1/2 giây, 1/4 giây, 1/8 giây, 1/15 giây/ 1/30 giây, 1/30 giây, 1/60 giây và 1/125 giây. Các máy ảnh hiện đại có thêm nhiều tốc độ cửa trập khác nhau, một số còn có thể đạt tốc độ 1/4000 giây.
Nếu máy ảnh của bạn có chế độ kiểm soát Bù Phơi sáng (Exposure Compensation), chế độ này sẽ giúp bạn nhận được bức ảnh có độ sáng đúng như mình mong muốn: giả sử máy ảnh sử dụng tùy chỉnh mặc định và không có được độ phơi sáng như mong muốn, bạn có thể sử dụng chế độ Bù Phơi sáng để chỉnh lại cho phù hợp. Hãy thêm vào một số EV âm để tạo ra ảnh tối hơn, hoặc một số EV dương để làm nó sáng hơn.
Vùng ảnh rõ (Depth of Field) có thể được điều khiển bởi tùy chỉnh khẩu độ. Khẩu độ càng nhỏ vùng ảnh rõ bạn nhận được sẽ càng nhỏ. Khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng lớn. Ví dụ này sẽ cho thấy khẩu độ rất cao (ít ánh sáng đi vào máy hơn), giúp tạo ra vùng ảnh rõ lớn hơn.
Nói chung khi chụp ảnh chân dung thì bạn sẽ muốn vùng ảnh rõ nhỏ hơn (khẩu độ nhỏ hơn). Bạn sẽ muốn người mẫu được hiện rõ trên ảnh với vùng nền mờ xung quanh. Khi bạn chụp các bức ảnh thiên nhiên, bạn sẽ muốn vùng DOF lớn hơn, với khẩu độ lớn hơn. Khi bạn muốn điều chỉnh vùng ảnh rõ, bạn nên chọn chế độ Ưu tiên Khẩu độ.
Các con số ISO đến từ thời kỳ máy ảnh phim: ISO 100 được dành cho cảnh ngoài trời sáng, ISO 400 cho cảnh ngoài trời và trong nhà, trong khi ISO 800 và ISO 1600 cho các điều kiện thiếu sáng. Một số máy ảnh cho phép thay đổi ISO theo cùng một cách. Với máy ảnh số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến. ISO càng thấp thì cảm biến sẽ càng ít nhạy sáng.
Mối quan hệ "bập bênh" của tốc độ cửa trập và khẩu độ vẫn giữ nguyên, song ISO sẽ làm thay đổi khoảng phơi sáng của bức ảnh.
Vấn đề đối với các mức ISO cao của máy ảnh số (cũng như các cuộn phim có ISO cao) là ảnh sẽ xuất hiện nhiều nhiễu. Do đó, chúng ta thường sử dụng ISO thấp nhất để tạo ra độ phơi sáng tốt nhất. Khi nào thì chúng ta nên sử dụng ISO cao? Sử dụng ISO cao trong trường hợp chụp thiếu sáng, khi mà tốc độ cửa trập của bạn thấp tới mức rung nhẹ camera sẽ làm hỏng toàn bộ bức ảnh. Sử dụng ISO cao hơn cho phép sử dụng khẩu độ thấp hơn để có vùng ảnh rõ (DOF) lớn hơn.
Trong bức ảnh này ISO đã được giảm xuống (song mối quan hệ bập bênh vẫn giữ nguyên). Sự khác biệt duy nhất là cảm biến của máy ảnh cần thêm ánh sáng để có bức ảnh tốt nhất.
Như đã nói ở trên, ở ISO thấp, chúng ta gặp ít nhiễu hơn.
Vignette là hiện tượng bóng được tạo ra trên cạnh ngoài của ống kính. Đây là một hiện tượng không mong muốn khi bạn sử dụng kính lọc hoặc ống kính add-on. Bạn có thể crop hình để xóa vignette.
Trong ví dụ này ống kính có các đường ren dày 49mm. Một kính lọc tia cực tím (UV) 49mm và một kính lọc phân cực 49mm được gắn thêm. Như bạn đọc có thể thấy, hiện tượng vignette xảy ra trên bức hình này.
Với trường hợp này, sử dụng khoen tăng dần (step-up ring) 49-55mm và các kính lọc 55mm có thể giải quyết được vấn đề vignette.
Về định dạng file
Đây không phải là một cách giải thích chính xác hoàn toàn, song bạn đọc có thể hiểu được ý tưởng chính.
Nếu bạn nhìn vào hình dưới đây, bạn sẽ thấy khi bạn chụp ảnh chế độ JPEG, dữ liệu sẽ đi qua rất nhiều bước xử lý trước khi được ghi lên thẻ nhớ. Quá trình này xảy ra với tất cả các bức ảnh: hãy thử tưởng tượng khi bạn đi gặp bác sĩ và ông ta cho tất cả mọi người cùng một loại thuốc, bất kể là người bệnh đang bị bệnh gì.
Trong chế độ RAW máy ảnh sẽ lấy trực tiếp dữ liệu từ cảm biến và gửi thẳng tới thẻ nhớ. Đồng thời, máy ảnh sẽ thêm các thông tin về các thông số của máy ảnh, song hoàn toàn không thay đổi dữ liệu của phần ảnh.
Bây giờ bạn sẽ là bác sĩ, với các phần mềm chỉnh sửa ảnh bạn có thể chỉnh sửa mỗi bức ảnh theo một cách khác nhau. Bạn sẽ nhận được các bức ảnh đúng ý nhất từ dữ liệu RAW. File RAW lớn hơn nhiều so với file JPEG, do chúng không bị nén. Bạn cũng không thể xem file RAW trước khi sử dụng các phần mềm để convert (chuyển đổi định dạng).
Gia Cường
0 nhận xét: