Twenty.vn - Mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó, hãy tự hỏi “Mình đang muốn giải quyết vấn đề nào?”. Chỉ khi bạn đã có câu trả lời rõ ràng, thì hãy bắt tay vào làm, còn không thì đừng phí công.
Vấn đề của hầu hết bạn khởi nghiệp Việt Nam hay nước ngoài là không có một mục tiêu rõ ràng, mù mờ về tầm nhìn trong tương lai, thậm chí cho tới tận ngày sản phẩm được bán cho một công ty khác, thì tư tưởng của người sáng lập gần như chẳng thay đổi hay cải tiến gì nhiều so với ngày đầu tiên.
Đó chính là lý do mà có vô vàn startup ra đời, nhưng chỉ còn vài công ty trụ vững và phát triển nhanh chóng.
“Đừng xây dựng sản phẩm khi bạn chưa thể tìm ra giá trị của nó”
Giá trị ở đây có nghĩ là nó vừa phải có ích, vừa phải có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là cũng phải 10 năm sau. Bạn phải tự đặt ra một phiên toà về giá trị cho sản phẩm của mình. Và cho tới khi bạn tìm được đầy đủ bằng chứng chứng minh sản phẩm hoàn toàn có giá trị, thì bạn mới không bỏ phí cả một đống thời gian và một đống tiền để làm việc vô nghĩa.
Nếu không ai có thể chấp nhận sản phẩm của bạn, thì hãy từ bỏ nó đi
Nếu bạn hỏi những người đang có ý định startup, họ sẽ dẫn ra một câu nói như thế này “Khách hàng không biết họ cần gì khi nhìn thấy sản phẩm của bạn” (Nguồn gốc của nó xuất phát từ một câu nói nổi tiếng của Steve Jobs: “A lot of times, people don’t know what they want until you show it to them.” ). Tuy nhiên, hãy nhớ rằng luôn phải có những người dùng tiên phong (early adopter) – những khách hàng thích cái mới và sẵn sàng sử dụng thử những cái mới, và họ biết họ muốn cái gì.
Giả sử cứ cho rằng bạn không biết tới một thứ A, cho tới khi những người khác sử dụng thứ A đó, vậy thì đi ngược lại, với người đầu tiên biết nó thì ai làm cho họ biết tới đây? Rõ ràng, là có người đã biết trước về nhu cầu cho sản phẩm A. Vì thế không thể nói là không ai biết cả và không ai tự nhiên lại dùng một sản phẩm chẳng vì bất cứ lý do gì. Một ví dụ thành công điển hình là Twitter. Ngay từ khi thành lập, Twitter đã hướng đến mục tiêu: khám phá cuộc sống của người sử dụng, họ đang làm gì, đang nhìn thấy gì. Tới sau này, mục tiêu của Twitter đã mở rộng hơn thành chia sẻ và giữ liên lạc giữa các thành viên. Chính nhờ vào đó mà Twitter trở nên vượt trội hơn những đối thủ khác sau sự kiện SXSW vào năm 2007 khi giải quyết được câu hỏi mà nhiều người đặt ra vào lúc bấy giờ.
Tóm lại, nếu như bản thân sản phẩm không thể thuyết phục người dùng tiên phong mà không mất khoản tiền nào, thì liệu rằng tốn kém tiền vào quảng cáo, tài liệu hướng dẫn, nhân viên tư vấn… để thuyết phục họ liệu có thực sự hiệu quả không ?
Thiết kế cũng chẳng vớt vát được gì
Eric Ries, một người rất nổi tiếng với việc áp dụng lý thuyết Lean Startup, đã nói: “Nếu như bạn có một thiết kế hợp ý người dùng cho một sản phẩm chẳng ai muốn, thì bạn đang làm cho khách hàng càng ghét nó nhanh hơn”. Nó rõ hơn, một thiết kế đẹp của một sản phẩm vô dụng thì sản phẩm đó cũng vẫn là vô dụng. Ví dụ như PeerBy, một sản phẩm không tìm được người dùng tiên phong, nhưng vẫn tiếp tục bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng một website thu hút khách hàng. Nhưng cuối cùng thì sao? Nó vẫn rơi vào quên lãng vì không thể đáp ứng được giá trị mà người sử dụng muốn.
Cái mà startup nên chú ý chính là cái bên trong, chứ không phải chỉ tập trung xây dựng cái bên ngoài, rồi lấy cái bên ngoài để thu hút khách hàng. Giá trị này chỉ tồn tại tạm thời, và không thể thay thế cho giá trị đích thực được.
Hãy lựa chọn: Ý tưởng tuyệt vời hay Công ty thành công
Thật đáng thất vọng nếu như sản phẩm của bạn không thu hút được bất kỳ ai. Lý do chỉ có thể là bạn chưa trả lời đúng câu hỏi hoặc là bạn chưa tìm đúng khách hàng mục tiêu. Không phải bạn cứ làm, rồi giới thiệu cho mọi người sử dụng và hy vọng rằng sẽ có ai đó thích sản phẩm của bạn và bắt đầu dùng nó. Đừng hy vọng viển vông như vậy, vì xác suất thành công sau này của những sản phẩm như thế hầu như bằng 0%.
Chính vì thế, ý tưởng thì có rất nhiều, nhưng để xây dựng một công ty thành công và vững mạnh, bạn thật sự cần một sản phẩm có giá trị.
http://www.twenty.vn/kham-pha/dung-xay-dung-san-pham-khi-ban-chua-tim-ra-gia-tri
0 nhận xét: