Về mặt nguyên lý, thái độ là một yếu tố bên trong con người nên không
thể định nghĩa và đo lường được. Tuy nhiên, cũng như các định nghĩa và
thang đo về tính cách con người, chúng ta có thể dự đoán được khá chính
xác thái độ của một người thông qua nhận thức và hành vi của họ.
Tập hợp các nhận thức và hành vi này được hệ thống lại trong từ điển
năng lực. Đáng tiếc là, dù từ điển năng lực phải bao gồm 3 mảng kiến
thức, kỹ năng và thái độ thì hầu hết các từ điển năng lực hiện có trên
thị trường chỉ làm tốt 2 mảng kiến thức và kỹ năng, còn mảng thái độ gần
như khuyết hoàn toàn. Một số từ điển cũng có phần thái độ nhưng nhìn
chung là họ nhầm lẫn qua tính cách. Do đó, phần quản trị thái độ nhân sự
hiện nay ở các công ty gần như là con số 0.
Chuyên gia của WapoGroup một đơn vị tiên phong xây dựng từ điển thái độ thì
thái độ làm việc của một nhân viên không hẳn là trùng khớp với thái độ
của họ trong cuộc sống. Có nhiều người cuộc sống và công việc là hai
thái độ khác nhau, nên đôi khi chúng ta không thể đem đánh giá thái độ
sống vào thái độ trong công việc được. Thái độ làm việc có những yếu tố
đặc thù của nó. Trong từ điển thái độ của WapoGroup, các chỉ số đo lường
sẽ tùy vào từng công ty (quy mô, ngành, giai đoạn…) nhưng có 6 chỉ số
bắt buộc phải đo lường cho mọi nhân viên trong mọi công ty ở mọi quy mô,
bao gồm:
- Chỉ số Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty.
- Chỉ số Chủ động trong công việc: nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng hơn là nắm thế chủ động trong công việc.
- Chỉ số trung thực: trung thực ở đây trước hết là trung thực với lòng mình, trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới trong công việc. Trung thực ở đây không phải chỉ là không nói dối mà trung thực là không che dấu những thông tin có liên quan đến công việc về bản thân, về công việc, về kết quả công việc của mình hay của người khác mà mình biết được.
- Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc: Tổ chức được lập ra là để thực hiện những công việc mà một cá nhân hoặc một nhóm người ô hợp không thể thực hiện được. Một tổ chức hoàn toàn khác một nhóm người ô hợp. Sự khác biệt giữa một tổ chức và một nhóm người ô hợp là trong nhóm người ô hợp thì mạnh ai nấy làm theo ý của mình, còn một tổ chức thì có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức. Nếu những thành viên trong một tổ chức chỉ toàn là những người làm việc một mình, thiếu tinh thần đồng đội, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp thì sức mạnh của sức mạnh của tổ chức sẽ bị suy yếu.
- Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển: Thế giới luôn luôn thay đổi và phát triển, do vậy một tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại. Điều này có nghĩa là từng thành viên trong tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển của tổ chức.
- Chỉ số Động lực làm việc: động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối của nhiểu yếu tố thành phần khác như nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc, kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa mãn công việc.
Như vậy, từ điển thái độ sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện khung năng lực
chuẩn của công ty, đưa ra được những đánh giá chính xác và được sự đồng
thuận của toàn thể nhân viên. Nên doanh nghiệp sẽ ra quyết định đúng
đắn hơn trong việc đánh giá, đãi ngộ, đào tạo và phát triển nhân viên.
Với tỉ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của yếu tố thái độ là 75%,
hiệu suất nguồn nhân lực sẽ được nâng cao với mức đầu tư ngân sách tiết
kiệm hơn.
0 nhận xét: