Kinh Doanh Nhỏ Cần Bao Nhiêu Vốn?

Kinh doanh nhỏ cũng như leo núi, và việc quản lý vốn liếng cũng giống như quản lý ôxy vậy. Ôxy có hạn mà núi thì rất cao. Người leo núi giỏi phải tính được sẽ cần bao nhiêu ôxy, bao nhiêu lương thực để mang theo khi leo núi. Nếu không tính toán đúng thì sẽ không leo tới đỉnh được.


Kinh doanh nhỏ cũng như leo núi
Khi ngồi xuống và lướt qua từng chữ của bài viết này, bạn sẽ phát hiện ra những bí quyết mới và đơn giản có thể áp dụng ngay lập tức vào công việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ biết chính xác mình cần bao nhiêu “ôxy” để có thể bắt đầu “leo núi”!

Thật khó tưởng tượng hiện tại chúng ta đang sống trong trạng thái không khí trong lành thế này mà phải tính toán đến hoàn cảnh thiếu oxy. Tuy nhiên, rồi bạn sẽ phải sửng sốt và giật mình khi chứng kiến những đối thủ (trong tương lai) của bạn lần lượt “hy sinh” vì thiếu không khí! Trường hợp này có nên gọi là “Chết vì thiếu hiểu biết”?

Quay trở lại với câu hỏi, “Kinh doanh nhỏ cần bao nhiêu vốn?”. Câu trả lời còn tùy mặt hàng bạn đang kinh doanh. Nhưng cơ bản, dù bạn kinh doanh gì đi chăng nữa, vẫn sẽ có những khoảng chi phí sau.

1. Chi phí ban đầu
Đây là chi phí bạn đầu tư khi bắt đầu kinh doanh. Bạn chỉ phải đầu tư 1 lần cho loại chi phí này.

Nếu mở 1 quán café, chi phí ban đầu sẽ là: phí đăng ký giấy phép kinh doanh, bàn ghế, máy pha cà phê…

“Chi phí ban đầu” là chi phí của sự tự hào. Nó cho bạn cảm giác mình thực sự là ông chủ.

Tưởng tượng bạn ngồi trong quán cà phê của chính mình. Trên tay là giấy phép đăng ký kinh doanh với tên bạn trong chức vụ “Giám đốc”. Bạn có cảm thấy tự hào? Bạn có hài lòng khi nhìn thấy bàn ghế, trang thiết bị mình vừa đầu tư? Nó 100% là của bạn.

Hãy liệt kê ra tất cả các chi phí ban đầu của bạn. Không được bỏ sót một khoảng nào!


Xác định vốn là bước tối quan trọng khi bắt đầu kinh doanh nhỏ!

2. Chi phí cố định
Đây là khoảng đầu tư giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh. Những khoảng chi này sẽ được thực hiện định kỳ (theo tháng, quý hoặc tuần).

Quay lại với ví dụ về quán café, chi phí cố định hằng tháng sẽ là: tiền điện nước, tiền cước internet, lương nhân viên, tiền mặt bằng…

Yêu cầu quen thuộc: Bạn phải liệt kê tất cả các chi phí cố định. Không được bỏ sót một khoảng nào!

3. Chi phí phát sinh
Chi phí phát sinh có thể gọi nôm na là phí “từ trên trời rơi xuống”.

Một ngày đẹp trời, máy tính công ty bạn bị hư. Tiền sửa chữa sẽ tính vào phần chi phí phát sinh.

Chi phí phát sinh thường sẽ không chiếm nhiều ngân sách công ty bạn, nhưng việc nó thường xuất hiện một cách bất ngờ rất dễ đưa bạn vào trạng thái stress nặng. Hãy lường trước mọi thứ!

Việc lường trước những khoảng phí phát sinh thể hiện tầm nhìn xa và bản lĩnh của người kinh doanh.

Thực ra cũng đâu quá khó để trở thành nhà kinh doanh bản lĩnh và có tầm nhìn. Chỉ cần thư thả ngồi xuống, nhấp một ngụm cà phê và suy nghĩ về những sự cố, hỏng hóc, tăng giá… có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Quá đơn giản đúng không?

Khi đã tính toán mọi chi phí, công đoạn cuối cùng, hãy làm bài toán lớp 2 sau để biết bạn cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh:

SỐ VỐN CẦN THIẾT = A + B*6 + C

A: Chi phí ban đầu

B: Chi phí cố định hằng tháng. Việc phải lấy B nhân cho 6 nhằm lường trước tình huống tệ nhất là không bán được hàng. Với cách tính này, doanh nghiệp của bạn sẽ vẫn sống được 6 tháng khi không bán được hàng.

C: Chi phí phát sinh

Sau khi có con số tổng, bạn sẽ biết được mình có thể sống sót mà không có nguồn thu trong vòng 6 tháng đầu hay không.

Nếu con số tổng quá lớn và vượt quá số tiền bạn có, hãy:


Cắt giảm chi phí

Cắt giảm chi phí

Cắt giảm chi phí

Hãy cắt giảm thật mạnh tay!

Trên đây là cách đơn giản để trả lời câu hỏi “Kinh doanh nhỏ cần bao nhiêu vốn?”. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình kinh doanh. Hãy làm thật tốt bước này bạn nhé.
Them khảo web5ngay.com

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: