Nhưng bạn nên nhớ rằng, các nhà tuyển dụng thừa hiểu trong thị trường lao động có rất nhiều người mới không có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm, và điều họ kì vọng đó là những người trẻ tuổi dám thể hiện bản thân, đây là bước đầu là thể hiện một nhân viên tự tin trong tương lai.
“Chăm chút” cho bản CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và nhận được lời phỏng vấn đó là việc mà bạn phải làm. Tuy nhiên không thể bịa ra những kinh nghiệm chẳng hề có để tô vẽ cho cái CV của bản thân, hãy lái nhà tuyển dụng đến những điểm mạnh khác của mình.
1. Đóng khung các kinh nghiệm bạn có trên bản mô tả công việc
Đọc qua phần mô tả công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ứng tuyển. Từ đó, lọc ra một số từ/cụm từ chính thường được nhà tuyển dụng nhắc đến và bạn hãy khéo léo đưa vào phần CV của mình. Ngay cả khi bạn không có đúng chính xác những kinh nghiệm đề cập trong phần yêu cầu, hãy suy nghĩ những kinh nghiệm tương tự mà bạn có.
Thêm một điểm chú ý đó là kinh nghiệm ở đây không phải chỉ có khi bạn đi làm và nhận lương mà nó còn có ở cả những việc làm “không công” như công việc tình nguyện, ghi rõ những việc phụ trách, thành tích và kiến thức tích lũy được cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Ví dụ, công việc yêu cầu bạn có kinh nghiệm quản trị dư án, và dĩ nhiên đây là điều không thể nào với sinh viên mới tốt nghiệp như bạn. Tuy vậy, bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm tổ chức hay hoạch định các sự kiện từ thiện, công tác xã hội mà bạn từng tham gia khi còn ở đại học và nhấn mạnh các kỹ năng thu thập được. Hãy chắc chắn rằng các kinh nghiệm này được thể hiện thật nổi bật trong CV.
2. Tận dụng kỹ năng mềm
Theo Mark Jeffries, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng mềm là những gì cho phép bạn tạo sức ảnh hưởng đối với người khác, khơi gợi ý tưởng, tìm thông tin và thuyết phục người khác.
Nhưng quan trọng nhất là trong CV, bạn không nên chỉ làm một công việc duy nhất là liệt kê những kỹ năng này. Hãy chú ý sử dụng từ ngữ mà nhà tuyển dụng dùng khi mô tả yêu cầu với ứng viên, kết hợp với việc ghi rõ các ví dụ cụ thể.
Nên nhớ đây không hẳn là những kỹ năng bạn được dạy tại trường lớp mà là những kỹ năng đặc biệt của bản thân mình, như khả năng lắng nghe, tập trung tốt, kỹ năng giao tiếp…
3. Tô điểm thêm cho phần học vấn
Ngoài chuyện liệt kê bằng cấp, bạn có thể lấy thêm điểm cho CV của mình bằng cách bổ sung thông tin về học bổng (nếu có), các hoạt động chuyên môn ngoại khóa, hoặc các tiểu luận nghiên cứu khoa học, nhất là nếu bạn có dịp hỗ trợ các giảng viên/giáo sư thực hiện một số đề tài nghiên cứu… Đừng bỏ qua bất kỳ thành tích nào, dù trong mắt bạn, có thể đó chỉ là chuyện nhỏ.
Tuy nhiên trên thực tế bạn cần nhớ rằng không có kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn nên hoàn thiện tốt kỹ năng cứng của mình. Đây là những kỹ năng bạn cần tích lũy qua quá trình học tập và trải nghiệm tại trường học.
Chẳng bạn, với công việc kế toán, nắm vững kiến thức về luật, tính toán… sẽ là những yếu tố được sử dụng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đừng cho rằng như vậy là quá chi tiết và không nhất thiết phải viết vào CV.
4. Làm nổi bật, chứ không “khoác lác”
Với nhà tuyển dụng, sự chân thành của ứng viên là yếu tố hàng đầu. Do đó, nếu bạn thật sự có kinh nghiệm bán hàng, hãy thể hiện trên CV. Tuy nhiên, đừng “hô biến” kinh nghiệm làm việc ở cửa hàng nhỏ thành nhân viên kinh doanh của công ty lớn và đừng “nói quá” về lợi nhuận đạt được hay hoa hồng thực lãnh. Gian lận trong CV dù chỉ là những điểm khoác lác cỏn con cũng khiến CV của bạn bị liệt vào “danh sách đen”
Mặc dù các tân cử nhân đều đối mặt chung một khó khăn khi bắt đầu hành trình tìm việc: thành tích học tập khá cũng chưa chắc được nhà tuyển dụng chấp nhận vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng có thể chỉ là do bạn đã chú trọng quá mức các kinh nghiệm “lớn” mà bỏ qua những kỹ năng nhỏ. Tập hợp và mô tả logic những kinh nghiệm đa dạng có được từ các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa và công việc làm thêm thời sinh viên sẽ giúp bạn nhanh chóng kiếm việc thành công.
Tham khảo daotaonhansu.com
0 nhận xét: