1. Xoay chuyển tình thế
Nếu cảm thấy bạn chưa đưa ra được câu trả lời thích hợp, hãy bình tĩnh hỏi ngược lại người phỏng vấn. Lúc này, ”gánh nặng” sẽ dồn về người phỏng vấn nên bạn có thêm thời gian để trấn tĩnh và định hình lại vấn đề. Bạn cũng sẽ có cơ hội tìm ra manh mối nhà tuyển dụng đang cần gì trong câu trả lời của bạn.
Hãy chuẩn bị sẵn câu hỏi cho những tình huống như thế:
- Xin anh/chị cho tôi biết thêm về môi trường làm việc ở đây?
- Anh/chị có thể mô tả thêm về văn hóa công ty mình?
2. Trình bày thật ngắn gọn
Ngay khi quan sát thấy người phỏng vấn có dấu hiệu thờ ơ với câu trả lời của bạn, bạn nên trình bày ngắn gọn hơn. Có thể bạn đang nói nhanh quá, hay nói quá nhiều làm họ không bắt kịp nội dung và cho rằng bạn đang huyên thuyên về thành tích của mình.
Bạn nên nói chậm lại và hỏi rằng “Tôi có nói quá nhiều về lĩnh vực này không?” hoặc “Anh/chị có câu hỏi nào về kinh nghiệm/kỹ năng chuyên môn của tôi trong giai đoạn ấy không?”
Bạn nên nói chậm lại và hỏi rằng “Tôi có nói quá nhiều về lĩnh vực này không?” hoặc “Anh/chị có câu hỏi nào về kinh nghiệm/kỹ năng chuyên môn của tôi trong giai đoạn ấy không?”
3. Khen ngợi đúng lúc
Bạn cũng nên khen ngợi công ty phỏng vấn, điều đó chứng tỏ bạn đã nghiên cứu rất kỹ về công ty họ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra những lời khen chung chung như chế độ đào tạo của công ty rất tốt hay môi trường làm việc thân thiện … Bạn nên tránh đề cập những vấn quá riêng tư như khen kiểu tóc mới hay quần áo của người phỏng vấn.
4. Viết thư cám ơn
Bạn nên gửi thư cảm ơn người phỏng vấn đã quan tâm đến hồ sơ của bạn và dành thời gian quý báu của họ cho buổi phỏng vấn, cũng như bày tỏ sự nhiệt tình và mong muốn được làm việc với công ty.
Thế nhưng, dù bạn đã nỗ lực hết sức nhưng người phỏng vấn vẫn tỏ ra thờ ơ? Có thể đó không phải là lỗi của bạn đâu. Có thể người phỏng vấn đang bực mình chuyện gì đó, cũng có thể là họ không khỏe. Vì vậy, hãy cố hết sức mình và đừng bận tâm với những gì ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Sưu tầm
0 nhận xét: