10 điều ngu dốt phổ biến của người Việt – Phần 2


Thân gửi các anh/chị/ bạn.
Rất cám ơn các anh/chị/bạn đã đọc phần note trước của Hải về 5 điều ngu dốt phổ biến của người Việt Nam, trước khi đọc tiếp 5 điều còn lại, Hải có một số lời nhắn nhủ như sau:
1.Viết bài này ra không để chửi bới bất kỳ ai cho nên sau khi đọc xong các bạn đừng dùng nó để chê bai ai hay tự chê bai mình. Việc ngu hay khôn trên đời này rất hạn hữu và tương đối, chỉ dùng để xét việc. Nếu thật sự bạn thấy trong bài viết có gì bạn còn vướng mắc thì cứ tranh luận, trao đổi để rồi tất cả mọi người cùng sáng ra, cùng làm tốt hơn.
2.Người ngu mà biết mình ngu thì cũng chưa được gọi là ngu. Nếu bạn đọc bài này, còn nhấn like, còn nhấn share, còn biết tự xét lại mình thì bạn chưa ngu đâu. Cho nên bạn nào đọc qua bài viết này thì nên chia sẽ cho bạn bè mình, rồi cùng xem xét lại các việc làm hàng ngày. Như vậy thì người viết bài mừng lắm.
Trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta từ từ nỗ lực, thay đổi,cải tiến mỗi thứ, mỗi việc, dù chỉ nhỏ như hạt gạo hay cây tăm, đều có ý nghĩa.Sống mà mỗi ngày đều hướng đến cái tốt, cái hay thì cuộc sống có ánh sáng tràn ngập, không lo gì bất hạnh.
6. Làm lỗi không nhận lỗi, nhận lỗi không sửa lỗi.
Người Việt nam không biết tự bao giờ, rất ít khi nhận lỗi.Câu xin lỗi rất ít khi thấy thoát ra khỏi cửa miệng của người Việt Nam.
Đa số người Việt đều tự nhận thức rằng: mọi lỗi lầm đều có nguồn gốc. Nguồn gốc đó đều đến từ bên ngoài, do đó, chúng ta không phải nhận lỗi, không phải xin lỗi và cũng không phải sửa lỗi.
-Hồi nhỏ đi học:
Tại sao con đi trễ – tại ba, tại mẹ, tại kẹt xe.
Tại sao không học bài – tại quên tập, tại cúp điện, tại…
Lỗi thì cũng đã làm rồi, biện hộ thì cứ biện hộ nhưng đi kèm thì ít có lời xin lỗi.
-Lớn lên đi làm:
Tại sao ăn nói vậy với khách hàng – tại khách hàng cà chớn,khó tính, đòi hỏi
Tại sao lại trễ deadline? – Tại công việc, tại chị kia kêu làm cái này, tại anh kia bảo cái kia
Sai lầm thì không ai không có, cho nên mắc sai lầm là chuyện bình thường. Tuy nhiên cứ mỗi khi sai lầm là lại đổ lỗi và không nhận lỗi thì đó là có vấn đề.
-Ở nhà:
Tại sao lâu quá không về thăm bá má  – tại bận bịu công việc, tại việc này, việc nọ
Tại sao không dạy con, không đón con sớm – tại lu bu, tại việc nhà, tại quên
Ở Việt Nam, không những cha mẹ ít xin lỗi con cái, mà con cái cũng ít xin lỗi cha mẹ. Đôi khi nhận lỗi và xin lỗi chỉ bằng ánh mắt và món quà gì đó. Tuy nhiên, lời xin lỗi không quan trọng là nó nằm ở đâu, mà là nó nên được nói ra.
Rất nhiều lần, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường nhắc nhở: lời xin lỗi vốn dĩ không có giá trị gì với người nghe. Giá trị lớn nhất của nó là nhắc nhở người nói, đừng phạm phải sai lầm cũ.
Một người con trai ngoại tình. Người đó nói lời xin lỗi với cô gái thì cô gái cũng chẳng được gì. Tổn thương thì  cũng tổn thương rồi, nghe một lời nói thì vết thương đó cũng không lành lại. Vấn đề là lời xin lỗi đó sẽ làm người con trai đó phải nhớ lại và không phạm sai lầm đó nữa.
Một người nhân viên làm mất khách hàng của công ty. Nói lời xin lỗi với sếp cũng chỉ vô dụng vì doanh thu của công ty đã mất đi một khách hàng.Vấn đề là lời xin lỗi đó như một lời nhắc nhở chính mình kỳ sau không phạm phải sai lầm đó.
Nếu bạn không biết nhận lỗi, rồi từ đó không biết nói xin lỗi, thì rất khó lòng sau này bạn không vướng phải lỗi đó nữa.
Như thế thì bạn là người ngu dốt.
Vì mắc sai lầm, gây nên tội không phải là ngu dốt. Ngu dốt chính là chỉ có 1 loại lỗi, 1 loại sai lầm mà cứ lập đi lập lại hoài.
Thực tế khách quan mà nói, khi đi làm, nhất là làm việc ở những vị trí thấp, ít quyền lực, bạn sẽ phải thường xuyên nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đó lỗi gây ra không phải do bạn mà là do sự áp đặt từ bên trên. Rồi dần dà bạn sẽ tập được thói quen xin lỗi theo phản xạ, xin lỗi cho qua chuyện, xin lỗi chỉ vì lời ăn tiếng nói… xin lỗi kiểu đó thì lâu ngày,bạn sẽ không bao giờ có khả năng nhận ra lỗi của mình nữa.
Rồi do đó, từ  người thông minh, bạn sẽ ngu dần đi.
Làm sếp mà suốt ngày nghe những lời xin lỗi kiểu đó, cũng từ từ ngu dần đi.
Rồi nếu nhận lỗi, xin lỗi mà không xin lỗi thì cũng không có ích gì.
Giống như đi ngoài đường, thấy một cục đá, nhận ra nó, né được nó mà không dẹp nó đi. Hôm sau đi ngang, thiếu chú ý mà vướng rồi té gãy răng. Cái gãy răng đó không phải do quan sát kém mà là do ngu.
Nhiều người mua thiết bị điện tử, đồ công nghệ đầy nhà mà trong nhà không có hộp sữa bột, không có thực phẩm chức năng, không có máy thể dục, không có trái cây bổ dưỡng. Họ cũng tự nhận ra họ sai, nhưng điện thoại mới ra lại đổi mới, lại sắm cái to hơn. Vậy là biết lỗi mà không sửa lỗi.
Đến lúc bệnh tật phát ra rồi thì hối cũng đã muộn. Lúc đó chỉ tự trách mình ngu.
7.Không biết trântrọng cái quý đang có, ham thả mồi bắt bóng
Một người bạn hỏi tôi rằng:”Mày viết bài về những điều ngu dốt của người Việt Nam, vậy ngu là gì?
Không biết, không học hành, học mãi không hiểu có phải là ngu không?
Ham thích bạo lực, suốt ngày ra đường đánh nhau, mỗi lần đánh lại bị u đầu, có phải ngu không?
Theo đuổi mãi một cô gái vốn dĩ  không thích mình, có phải ngu không?”
Tôi bèn trả lời:
Không biết, không hiểu không phải là ngu, vì không ai trên đời này có thể biết hay hiểu hết mọi thứ.
Ham thích điều gì đó có hại cho chính mình, chưa hẳn là ngu vì có nhiều thứ có hại trước mắt, sau này lại có lợi.
Theo đuổi cái mà mình chắc chắn sẽ không có cũng không phải là ngu vì không có cái này, biết đâu lại được cái khác.
Ngu là vốn mình có, lại hành xử như không có, vốn mình biết,lại hành xử như không biết, vốn có thể tránh, lại nhất định không chịu tránh, vốn có thể cao, mà cứ mãi cam chịu thấp, vốn có thể an bình lại nhất định gây ra sóng gió, vốn có thể xây dựng, lại can tâm phá hoại đi….
Như vậy, một trong những lỗi ngu khó chịu của người việt nam là Không biết trân trọng cái quý đang có, ham thả mồi bắt bóng.
Người Việt Nam, kể từ khi mới sinh ra cho đến khi mất đi,ai cũng hiểu cũng biết một điều là : gia đình là điều quý giá nhất. Gia đình lànguồn gốc, là nơi sinh dưỡng, là chỗ dựa, là mái che… Ấy vậy mà người Việt đều rất hời hợt với gia đình, với mái nhà.
Có người đi làm nhiều, mỗi năm chỉ về gia đình thăm ba,má, dòng họ vài bận. Vậy mà về đến nhà rồi thì nào chê bai, nào chỉ trích, nào hoạnh họe, nào móc méo, nào cười khinh khỉnh, lấy cái mình biết ra để khoe, để mỉm chi gia đình. Thời gian về nhà thì ngắn, mà không biết quý trọng.
Con cái thường thờ ơ với cha mẹ già, thường cho là các cụ lẩm cẩm, không biết gì, đối xử nhiều khi nhạt nhẽo, năm sắm được vài cái áo… vậy đến khi mình già đi thì mình muốn con cái đối xử thế nào đây?
Nhiều đứa trẻ, suốt ngày hết đi học, đi chơi, đi tâm sự…toàn ở với bạn bè, lông nhông ngoài  đường,chỉ gặp mẹ khi xin tiền học phí, tiền sinh hoạt. Vậy mà suốt ngày trách móc bốmẹ không hiểu con. Hiểu bằng đường nào khi con toàn ở ngoài và với bạn?
Nhiều ông/chị tuổi băm, từ khi ra khỏi nhà đi làm, cả đời chẳng bao giờ hỏi ý kiến mẹ, xin phép mẹ, cha, làm gì cũng tự quyết, tự chịu. Vậy mà đến khi trục trặc, trúc trắc lại về vay tiền, than vãn này nọ, xin xỏ lọ kia, cầm nhà, cố đất… đối xử như vậy hỏi thật là ngu hay khôn?
Kinh hoàng hơn nữa là có những ông bà tầm 50,60 có cha mẹ tầm 80,90 thì lúc nào cũng mong ước cho các cụ đi cho sớm, cho nhanh. Hỏi thử xem chính họ đến khi tuổi già, có muốn mạnh khỏe, có muốn sống thêm với con cháu không?
Đối với thứ quý giá mà không biết trân trọng thì có phảilà ngu không? Khi tất cả về sau hậu quả đều do mình lãnh đủ.
Người Việt ai cũng biết câu: Giàu vì bạn, sang vì vợ. Câunày muốn nói nếu sau này cậu có giàu có thì cũng là do bạn bè giúp đỡ, nếu có nên sang trọng cũng là do vợ chăm sóc.
Do đó, ngay từ thởu hàn vi là đã phải quý trọng bạn bè, phải biết yêu thương vợ con.
Vậy mà đâu phải vậy. Đối với bạn bè thi đa số người Việtcó mới nới cũ, có sang bỏ hèn, có đẹp bỏ xấu…
Một khi đi làm thì quên hết bạn bè thời sinh viên, họa chăng năm gặp 1-2 lần, nhiều lúc cũng chẳng thèm gọi điện hỏi thăm.
Từ khi làm ăn khá khẩm, ra vào nhà hàng, thì lập tức quên ngay mấy thằng bạn hè phố, nước mía, công viên.
Trước có cô bạn khá thân, hay cùng trò chuyện bô lô bala, sau này trong công ty có mấy em thực tập xinh xinh, ấy là quên khoắn.
Cái gì ngon, cái gì hay thì biếu sếp, biếu tình nhân, biếuquan hệ kinh doanh. Bạn bè thân chả được gì.
Thế mà khi cần vay tiền, khi hoạn nạn, khi bệnh tật, khi tai nạn, thì lại lò dò đến, gọi điện hỏi thăm, nhờ vả, kể khổ.
Câu đầu tiên nghe phone là “Lâu rồi không gặp, mày có khỏekhông?”
Câu sau chắc chắn là “Tao đang bán cái này/ cái kia, ghé ủng hộ nhé! Có tiền không, cho vay nhé. Tao đang nằm viện, mày vào chơi nhé. Bố tao vừa mất, mày ghé qua nhé”.
Chơi bạn mà như vậy thì khó có bạn thân, khó có tri kỷ.Mà hoạn nạn trên đời này ai không gặp mấy lần. Đến lúc khổ thì than trời là quámuộn.
Đi học Đại học thì ít nhất cũng có vài thầy.
Thầy Đại học không những là hướng dẫn chuyên môn, còn kềmcặp tri thức, còn rèn luyện phát triển bản thân. Sau này ra đời, thầy còn là giới thiệu quan hệ, giới thiệu việc làm, tư vấn công việc, tư vấn hạnh phúc giađình, là chỗ dựa tri thức cho công việc, là bộ mặt khi phải làm ăn với người lớn tuổi..
Vậy mà hỏi 100 thằng thì hết 98 thằng không biết nhà thầy,không biết phone thầy, chưa hề tặng quà cho thầy.
Vậy khi rối, cần giúp thì kiếm ai? Ra thuê tư vấn? Đi học thêm?
Tôi có một câu chuyện thế này: một người bạn bị trục trặc trong kinh doanh. Nhờ luật sư người ta bảo hết cả trăm triệu. Túng quá lại quay về trường nhờ một thầy dạy Luật đại cương ( trường Kinh tế Tp HCM) giúp đỡ. Thế là hết chỉ vài chục thay vì bạc trăm. Sau đó thầy này lại còn giới thiệu cho vài mối làm ăn, sau này phất lên cũng nhờ thầy.
Vậy tôi hỏi thật, suốt ngày đánh giá thầy dạy hay, dạy giở,thế nọ lọ kia mà không biết quý thầy thì ngu hay khôn?
Rồi nữa.
Ai cũng biết là sức khỏe là quan trọng nhất, là nền tảng,cội nguồn của mọi thành công.
Vậy ai suốt ngày ăn nhậu, ai suốt ngày thức khuya online,ai suốt ngày la mắng, quát tháo, ai lười tập thể dục, ai ăn uống ngoài đường để hưởng khói bụi xăng xe vốn toàn chì và chất gây ung thư???
Vậy biết mà hành động như không biết, vốn giàu có mà tự làm mình nghèo đi.
Là khôn hay là ngu?


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: