Đừng để bị lừa bởi những con số chi phí hàng tháng mà hãy nhìn vào giá trị phải trả trong cả năm. Học thói quen mặc cả, lập quỹ dự phòng... đều là những cách dễ thực hiện, giúp bạn quản lý tài chính cá nhân.
Đừng để bị lừa bởi những con
số chi phí hàng tháng mà hãy nhìn vào giá trị phải trả trong cả năm. Học
thói quen mặc cả, lập quỹ dự phòng... đều là những cách dễ thực hiện,
giúp bạn quản lý tài chính cá nhân.
Tiết kiệm từng đồng vẫn cho bạn cảm giác mình giàu có.
|
1. Để tâm tới con số tổng
Các nhà bán lẻ thường chia chi phí ra thành các khoản nhỏ hơn, ví như
hợp đồng điện thoại ở Mỹ chẳng hạn. Mỗi tháng bạn phải trả 100 USD cho
nhà mạng, nhưng thay vì nghĩ đến con số này, hãy hình dung với một hợp
đồng trong 2 năm, bạn sẽ phải trả 2.400 USD. Bằng cách nghĩ dài hạn, bạn
sẽ mường tượng được mình phải trả bao nhiêu cho dịch vụ.
Theo
công ty BillShrink, công ty chuyên so sánh hợp đồng điện thoại, người Mỹ
tốn trung bình 1.200 USD cho mạng viễn thông mỗi năm. Nếu chuyển sang
các hợp đồng rẻ hơn chỉ 15 USD một tháng, họ sẽ tiết kiệm được 360 USD
mỗi năm.
2. Từ bỏ việc gia hạn bảo hành
Một số chi phí
trong cuộc sống có thể bỏ qua để tiết kiệm. Ví dụ, gia hạn bảo hành cho
một sản phẩm sẽ mang thêm khoản lợi nhuận cho rất nhiều nhà sản xuất
nhưng sẽ gây hụt tài khoản của bạn. Cân nhắc lại chi phí bảo hành (dù có
gấp đôi thời gian được nhà sản xuất đưa ra) sẽ giúp bạn nhận ra mình
đang phải trả nhiều tiền hơn mức cần thiết.
3. Nghệ thuật “mặc cả”
Rất nhiều thứ chi tiêu trong cuộc sống bạn có thể mặc cả với bên bán,
đơn giản như dây cáp hay điện thoại, thực phẩm… Một mẹo được đưa ra là
hãy cho nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm hiện tại của bạn biết về ý định
lựa chọn một đơn vị khác, họ sẽ phải suy nghĩ chuyện có nên giảm giá để
giữ khách hàng hay không. Mặc cả còn hữu dụng trong trường hợp thương
lượng chi phí thường niên, phí trả chậm…
4. Tránh “cháy túi”
Đừng để mình rơi vào cảnh không còn đồng nào trong túi hay tài khoản
ngân hàng về con số 0 mỗi tháng. Tránh tình trạng “cháy túi” rồi bỗng có
trường hợp khẩn cấp phải dùng đến tiền.
5. Chia sẻ theo nhóm
Nếu bạn đang phải đi thuê phòng, hãy nghĩ đến chuyện tìm người ở chung
để chia sẻ kinh phí, hoặc không thì thảo luận với hàng xóm để dùng chung
dịch vụ như Internet hay truyền hình cáp… Tại Mỹ, nhiều cửa hàng chỉ
bán sản phẩm theo số lượng lớn, vậy nên nhiều người cùng đi mua một sản
phẩm rồi chia nhỏ ra theo nhu cầu sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu so với
tự ra siêu thị mua đồ.
6. Lập quỹ dự phòng
Chuẩn bị
đến ngày trả lương và tiền tháng trước chưa tiêu hết, hãy để số dư đó
vào một tài khoản tiết kiệm riêng. Điều này giúp tiền để dành của bạn
phát triển trên cơ sở vững chắc và không đẩy bạn vào cảnh thiếu thốn.
7. Nấu những món mình thích
Nhiều người có thể ăn món ưa chuộng của mình thường xuyên mà không
ngán, nhất là khi rơi vào cảnh đi làm buổi tối về vừa mệt vừa chẳng có
thời gian chuẩn bị cho bữa cơm phức tạp. Do đó, họ có xu hướng chỉ dùng
một số món quen thuộc. Điều này lại có ích khi bạn biết mình ăn bao
nhiêu, cần mua gì, tránh việc mua quá nhiều, nấu thừa thãi, vừa phí tiền
vừa phí đồ ăn.
8. Tự thân vận động
Hãy để tiết kiệm
trở thành một mục tiêu của mình rồi tự thân làm những công việc đơn
giản, ví dụ như thay dầu xe, tự sửa những thứ lặt vặt trong nhà mình.
Mạng Internet với Google, YouTube là những công cụ có giá khi bạn cần
học một điều gì mới.
Khánh Linh
0 nhận xét: